Chấp hành viên không được làm những gì? Tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên cao cấp
Chấp hành viên không được làm gì?
Những việc Chấp hành viên không được làm được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Trung Quân. Hiện tại, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, những việc Chấp hành viên không được làm được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn!
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 21 Luật thi hành án dân sự 2008, thì những việc Chấp hành viên không được làm được quy định cụ thể như sau:
- Những việc mà pháp luật quy định công chức không được làm.
- Tư vấn cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dẫn đến việc thi hành án trái pháp luật.
- Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc thi hành án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm thi hành án.
- Sử dụng trái phép vật chứng, tiền, tài sản thi hành án.
- Thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người sau đây:
+ Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Chấp hành viên, của vợ hoặc chồng của Chấp hành viên;
+ Cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
- Sử dụng thẻ Chấp hành viên, trang phục, phù hiệu thi hành án, công cụ hỗ trợ để làm những việc không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Sách nhiễu, gây phiền hà cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thi hành án.
- Cố ý thi hành trái nội dung bản án, quyết định; trì hoãn hoặc kéo dài thời gian giải quyết việc thi hành án được giao không có căn cứ pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn về những việc Chấp hành viên không được làm. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật thi hành án dân sự 2008.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên cao cấp
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên cao cấp được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Trúc Anh. Hiện tại, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên cao cấp được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn!
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 18 Luật thi hành án dân sự 2008 thì tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên cao cấp được quy định cụ thể như sau:
- Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên.
- Người có đủ tiêu chuẩn trên và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên cao cấp:
+ Có thời gian làm Chấp hành viên trung cấp từ 05 năm trở lên;
+ Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên cao cấp.
Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 18 Luật thi hành án dân sự 2008 thì tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên cao cấp được quy định cụ thể như sau:
- Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên.
- Người có đủ tiêu chuẩn trên và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên trung cấp:
+ Có thời gian làm Chấp hành viên sơ cấp từ 05 năm trở lên;
+ Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên trung cấp.
Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 18 Luật thi hành án dân sự 2008 thì tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp được quy định cụ thể như sau:
- Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên.
- Người có đủ tiêu chuẩn và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên sơ cấp:
+ Có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên;
+ Đã được đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự;
+ Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp.
Trên đây là nội dung tư vấn về tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên cao cấp. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật thi hành án dân sự 2008.
Thay đổi Chấp hành viên trong THA dân sự
Xin hỏi, theo pháp luật về thi hành án dân sự, đương sự có quyền yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp nào? Văn bản nào quy định những trường hợp này? Xin cảm ơn.
Trả lời:
Theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định đương sự có quyền yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp sau đây:
- Thuộc trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 21 Luật Thi hành án dân sự;
Khoản 5 Điều 21 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định một trong những việc Chấp hành viên không được làm đó là thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người sau đây: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Chấp hành viên, của vợ hoặc chồng của Chấp hành viên; Cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
- Chấp hành viên đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng trong cùng vụ án đó;
- Chấp hành viên chậm trễ giải quyết việc thi hành án;
- Có căn cứ khác cho rằng Chấp hành viên không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?