Trách nhiệm của cơ quan chủ trì cấp Thư phản đối hoạt động khu vực tư nhân tại Việt Nam của tổ chức tài chính Quốc tế?
- Trách nhiệm của cơ quan chủ trì cấp Thư phản đối, không phản đối hoạt động khu vực tư nhân tại Việt Nam của tổ chức tài chính Quốc tế
- Nguyên tắc phối hợp giữa các bộ, cơ quan và tổ chức tài chính quốc tế trong việc cấp Thư phản đối, không phản đối hoạt động khu vực tư nhân tại Việt Nam của tổ chức tài chính Quốc tế
Trách nhiệm của cơ quan chủ trì cấp Thư phản đối, không phản đối hoạt động khu vực tư nhân tại Việt Nam của tổ chức tài chính Quốc tế
Căn cứ Điều 6 Quyết định 12/2022/QĐ-TTg quy định về trách nhiệm của cơ quan chủ trì cấp Thư phản đối, không phản đối hoạt động khu vực tư nhân tại Việt Nam của tổ chức tài chính Quốc tế như sau:
1. Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan và tổ chức tài chính quốc tế liên quan:
a) Tiếp nhận, xử lý, đánh giá và cho ý kiến hồ sơ đề nghị cấp ý kiến không phản đối theo quy định tại Quyết định này;
b) Tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, có ý kiến trong trường hợp có ý kiến phản đối của các bộ, cơ quan liên quan theo quy định tại khoản 4 Điều 4 của Quyết định này;
c) Định kỳ tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào tháng 12 hàng năm về số lượng, quy mô, loại hình, lĩnh vực của hoạt động khu vực tư nhân tại Việt Nam của tổ chức tài chính quốc tế.
2. Quyết định việc ký và cấp Thư phản đối, không phản đối hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Quyết định này.
Nguyên tắc phối hợp giữa các bộ, cơ quan và tổ chức tài chính quốc tế trong việc cấp Thư phản đối, không phản đối hoạt động khu vực tư nhân tại Việt Nam của tổ chức tài chính Quốc tế
Căn cứ Điều 5 Quyết định 12/2022/QĐ-TTg quy định về nguyên tắc phối hợp giữa các bộ, cơ quan và tổ chức tài chính quốc tế như sau:
1. Cơ quan chủ trì và bộ, cơ quan và tổ chức tài chính quốc tế liên quan có trách nhiệm phối hợp đầy đủ, hiệu quả và kịp thời trong quá trình xử lý các đề nghị cấp ý kiến không phản đối trên cơ sở bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam, tuân thủ các cam kết quốc tế của Việt Nam và quy định của pháp luật.
2. Căn cứ phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, bộ và cơ quan liên quan cho ý kiến đối với đề nghị cấp ý kiến không phản đối trên cơ sở đề nghị của cơ quan chủ trì và theo quy định tại Quyết định này.
Nội dung cho ý kiến cần nêu rõ là phản đối hoặc không phản đối hoạt động khu vực tư nhân. Trong trường hợp bộ, cơ quan liên quan có ý kiến phản đối thì cần nêu rõ lý do.
3. Tổ chức tài chính quốc tế phối hợp với cơ quan chủ trì theo quy định tại Quyết định này và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin cung cấp cho cơ quan chủ trì và bộ, cơ quan liên quan.
Tổ chức tài chính quốc tế cần nêu rõ trong văn bản đề nghị cấp ý kiến không phản đối về việc tổ chức tài chính quốc tế đã hiểu và chấp thuận các nguyên tắc cấp Thư phản đối, không phản đối theo quy định tại Điều 3 của Quyết định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Huân chương Lao động có mấy hạng? Mức tiền thưởng Huân chương Lao động hiện nay là bao nhiêu?
- Hoa Mai vàng có bao nhiêu cánh? Mục tiêu cụ thể của đề án Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam đến năm 2030 là gì?
- Học thêm trong nhà trường để bồi dưỡng học sinh giỏi có đóng tiền hay không?