Quy định về thẩm quyền xử phạt của Giám đốc Công an tỉnh trong lĩnh vực dầu khí?
Quy định thẩm quyền xử phạt của Giám đốc Công an tỉnh trong lĩnh vực dầu khí?
Xin hỏi theo quy định hiện nay thì thẩm quyền xử phạt của Giám đốc Công an tỉnh trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí được quy định như thế nào?
Trả lời: Căn cứ Khoản 5 Điều 57 Nghị định 99/2020/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền xử phạt của Giám đốc Công an cấp tỉnh trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí như sau:
Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
d) Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, d, đ và e khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
Thẩm quyền xử phạt của Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển trong lĩnh vực dầu khí
Xin hỏi theo quy định hiện nay thì thẩm quyền xử phạt hành chính của Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí được quy định như thế nào?Xin hỏi theo quy định hiện nay thì thẩm quyền xử phạt hành chính của Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí được quy định như thế nào?
Trả lời: Căn cứ Khoản 2 Điều 59 Nghị định 99/2020/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền xử phạt hành chính của Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí như sau:
Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
Thẩm quyền xử phạt của Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển trong lĩnh vực dầu khí
Xin hỏi theo quy định hiện nay thì thẩm quyền xử phạt hành chính của Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí được quy định như thế nào?
Trả lời: Căn cứ Khoản 3 Điều 59 Nghị định 99/2020/NĐ-CP có quy định thẩm quyền xử phạt hành chính của Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí như sau:
Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và e khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?