Trách nhiệm của Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội trong giao dự toán chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2022
Trách nhiệm của Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội trong giao dự toán chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2022?
Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Quyết định 582/QĐ-TTg năm 2022 quy định như sau:
1. Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo và giám sát việc thực hiện dự toán chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được giao năm 2022, bảo đảm việc thực hiện đúng quy định.
b) Đối với chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2022 và các năm trước vượt dự toán hàng năm được Thủ tướng Chính phủ giao và đã được Bảo hiểm xã hội Việt Nam thẩm định, tổng hợp đảm bảo nguyên nhân khách quan, Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội chủ động quyết định việc tạm cấp kinh phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế từ quỹ bảo hiểm y tế cho các địa phương để đảm bảo kinh phí kịp thời cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cơ sở đề xuất của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Số kinh phí tạm cấp tối đa bằng 80% số kinh phí đã được Bảo hiểm xã hội Việt Nam thẩm định, tổng hợp do nguyên nhân khách quan, đã được Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội thông qua.
Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh trong giao dự toán chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2022?
Theo Khoản 2 Điều 2 Quyết định 582/QĐ-TTg năm 2022 quy định như sau:
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính và cơ quan có liên quan thực hiện quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ bảo hiểm y tế và dự toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được giao, không giao dự toán chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; thực hiện nghiêm túc quy định về tạm ứng, thanh quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn;
b) Chỉ đạo Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh và cơ quan có liên quan tăng cường công tác tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; có giải pháp để ngăn chặn tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế;
c) Chỉ đạo Sở Tài chính chuyển đủ và kịp thời kinh phí ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng do ngân sách nhà nước đảm bảo; tham gia quản lý quỹ bảo hiểm y tế theo quy định;
d) Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện cập nhật đầy đủ, kịp thời thông tin về khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và chuyển dữ liệu cho cơ quan Bảo hiểm xã hội theo quy định để việc giám định, thanh toán được chính xác, kịp thời;
đ) Tăng cường công tác truyền thông về bảo hiểm y tế, có giải pháp vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế phù hợp với từng nhóm đối tượng nhằm đạt mục tiêu phát triển bảo hiểm y tế theo Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?