Người mẹ có người con duy nhất là liệt sĩ ở địa bàn biên giới khó khăn có được công nhận Bà mẹ Việt Nam anh hùng?
Người mẹ có con duy nhất là liệt sĩ ở địa bàn biên giới khó khăn có được công nhận Bà mẹ Việt Nam anh hùng?
Căn cứ Điểm h Khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định về điều kiện công nhận liệt sĩ như sau:
h) Do ốm đau, tai nạn không thể cứu chữa kịp thời khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo danh mục do Chính phủ quy định;
Căn cứ Khoản 4 Điều 14 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện, tiêu chuẩn công nhận liệt sĩ như sau:
4. Địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh (sau đây gọi là địa bàn đặc biệt khó khăn) là địa bàn có điều kiện tự nhiên hiểm trở, khắc nghiệt, khó khăn dễ xảy ra tai nạn, ốm đau, bao gồm các địa bàn theo Phụ lục IV Nghị định này.
Theo đó, Phụ IV Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn thì xã Mường Lói, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên là địa bản biên giới có điều kiện đặc biệt khó khăn.
Theo đó, bố bạn bị đâm không thể cứu chữa kịp thời dẫn đến chết khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn biên giới nên thuộc trường hợp được công nhận là liệt sĩ.
Căn cứ Khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" sửa đổi 2012 quy định như sau:
“Điều 2
Những bà mẹ thuộc một trong các trường hợp sau đây được tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”:
1. Có 2 con trở lên là liệt sĩ;
2. Chỉ có 2 con mà 1 con là liệt sĩ và 1 con là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
3. Chỉ có 1 con mà người con đó là liệt sĩ;
4. Có 1 con là liệt sĩ và có chồng hoặc bản thân là liệt sĩ;
5. Có 1 con là liệt sĩ và bản thân là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.”
Như vậy, bố bạn là liệt sĩ và bà nội bạn chỉ có một mình bố bạn nên bà nội được công nhận là Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Chế độ ưu đãi đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng như thế nào?
Căn cứ Khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" sửa đổi 2012 quy định như sau:
“Điều 4
Người được tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được tặng Bằng, Huy hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và được hưởng các chế độ ưu đãi sau đây:
1. Được tổ chức lễ tặng hoặc truy tặng;
2. Được hưởng khoản tiền một lần và được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
3. Khi từ trần được tổ chức lễ tang trang trọng;
4. Kinh phí tổ chức lễ tặng hoặc truy tặng, tổ chức lễ tang do Nhà nước bảo đảm.”
Căn cứ Điều 18 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định về chế độ ưu đãi đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng như sau:
1. Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của liệt sĩ quy định tại các khoản 1, 2, 4, 6, 7, 8 và 9 Điều 16 của Pháp lệnh này.
2. Trợ cấp hằng tháng bằng 03 lần mức chuẩn.
3. Phụ cấp hằng tháng.
4. Trợ cấp người phục vụ đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình.
5. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.
6. Nhà nước và xã hội tặng nhà tình nghĩa hoặc hỗ trợ cải thiện nhà ở quy định tại điểm e khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.
Theo đó, bà nội của bạn được tổ chức lễ tặng hoặc truy tặng, hưởng khoản tiền một lần, từ trần được tổ chức lễ tang trang trọng và hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp theo quy định trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?