Chức trách và nhiệm vụ đối với kiểm tra viên cao cấp của Đảng?
Chức trách của kiểm tra viên cao cấp của Đảng?
Căn cứ theo Tiết a Mục 3 Phần A Tiêu chuẩn, chức danh và bổ nhiệm ngạch kiểm tra ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-UBKTTW quy định về chức trách của Kiểm tra viên cao cấp của Đảng (Mã ngạch: 04.023A):
a. Chức trách
Là cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ công tác tại cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy và tương đương (thuộc khối hành chính, sự nghiệp), Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương; giúp ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy và tương đương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác; thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát ở một hoặc một số địa phương, đơn vị; thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo chuyên đề hoặc đảm nhiệm những phần chuyên môn nghiệp vụ khác phục vụ công tác kiểm tra, giám sát; chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức và trực tiếp thực hiện các cuộc kiểm tra, giám sát có quy mô lớn, tình tiết phức tạp, có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực; chủ trì hoặc tham gia xây dựng các quy định, quy trình liên quan đến phần việc được phân công.
Nhiệm vụ của kiểm tra viên cao cấp của Đảng?
Căn cứ theo Tiết b Mục 3 Phần A Tiêu chuẩn, chức danh và bổ nhiệm ngạch kiểm tra ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-UBKTTW quy định về chức trách của Kiểm tra viên cao cấp của Đảng (Mã ngạch: 04.023A):
b. Nhiệm vụ
- Chủ trì hoặc trực tiếp nghiên cứu, đề xuất chủ trương, kế hoạch, biện pháp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng; thực hiện nhiệm vụ do cấp ủy giao và các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng; quy chế, quy định của cơ quan liên quan đến phần việc, lĩnh vực công tác được phân công; chịu trách nhiệm cá nhân trước ủy ban, thường trực ủy ban, lãnh đạo đơn vị về các kết luận, kiến nghị, đề xuất của mình.
- Chủ trì hoặc trực tiếp tham gia soạn thảo các nghị quyết, chỉ thị, quy chế, quy định của Đảng, của cơ quan; thẩm định các đề án thuộc lĩnh vực công tác được phân công. Đề xuất các phương án triển khai, chỉ đạo, kiểm tra thực hiện.
- Chủ trì hoặc tổ chức phối hợp, theo dõi, kiểm tra, phân tích, đánh giá, báo cáo tổng kết việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định, quy chế của cơ quan; phát hiện được những điểm chưa phù hợp của những văn bản trên để đề xuất chủ trương, biện pháp sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp.
- Chỉ đạo tổ chức xây dựng và thực hiện có kế hoạch các hoạt động nghiệp vụ; xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý tài liệu, hồ sơ theo quy định.
- Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu các đề tài, đề án cấp Nhà nước, cấp bộ, ngành, tỉnh, thành phố.
- Chủ trì hoặc trực tiếp tham gia biên soạn tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ; tham gia giảng dạy các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát cho các ngạch dưới.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?