Chủ xe có phải chịu trách nhiệm khi người mượn xe gây tai nạn chết?
Chủ xe có phải chịu trách nhiệm khi người mượn xe gây tai nạn chết?
Căn cứ Khoản 1 Điều 601 Bộ luật dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như sau:
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
Căn cứ Khoản 5 Điều 3 Thông tư 84/2014/TT-BGTVT quy định về giải thích từ ngữ như sau:
5. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơmi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
Theo đó, xe ô tô được coi là nguồn nguy hiểm cao độ. Bạn đã giao cho bạn của bạn chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường.
Như vậy, người bạn của bạn đã nói rằng bản thân đã có giấy phép lái xe, làm bạn tin tưởng giao xe, sau đó gây tai nạn thì bạn không phải chịu trách nhiệm bồi thường cũng như không bị xử phạt. Về việc bồi thường sẽ do gia đình bạn của bạn dùng tài sản của người này để bồi thường thiệt hại cho người bị tông.
Mức bồi thường thiệt hại tính mạng do tai nạn gây ra xác định như thế nào?
Căn cứ Điều 591 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm như sau:
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch thi Violympic cấp trường 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Đáp án Bài tự luận cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT năm 2024?
- Tổng công ty Bưu điện Việt Nam được hoạt động theo hình thức doanh nghiệp nào?
- Ban hành Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông?
- 29 tháng 11 là ngày gì? Ngày 29 tháng 11 là thứ mấy? 29 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024?