Nhiệm vụ của tòa án trong việc yêu cầu đương sự nộp tiền tạm ứng chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố tụng được quy định ra sao?
Nhiệm vụ của tòa án trong việc yêu cầu đương sự nộp tiền tạm ứng chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố tụng được quy định như thế nào?
Tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư liên tịch 01/2019/TTLT-TANDTC-BNG có quy định về nhiệm vụ của tòa án trong việc yêu cầu đương sự nộp tiền tạm ứng chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố tụng như sau:
1. Tòa án yêu cầu đương sự nộp tiền tạm ứng chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng đồng đô la Mỹ. Tòa án xác định mức tiền tạm ứng chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố tụng để yêu cầu đương sự nộp như sau:
a) Tòa án đề nghị Cơ quan đại diện cung cấp thông tin về mức tiền cước bưu chính ở nước ngoài theo quy định tại Điều 16 của Thông tư liên tịch này. Căn cứ mức tiền cước bưu chính ở nước ngoài do Cơ quan đại diện cung cấp và số lần tống đạt, thông báo văn bản tố tụng, Tòa án dự tỉnh số tiền tạm ứng lần thứ nhất mà đương sự phải nộp. Số tiền tạm ứng này phải đủ để thanh toán chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bao gồm thông báo thụ lý vụ việc, bản án, quyết định của Tòa án, thông báo về việc kháng cáo cho đương sự ở nước ngoài;
b) Nếu số tiền tạm ứng lần thứ nhất đã hết hoặc không đủ thanh toán chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố tụng, bao gồm bản án, quyết định của Tòa án, thông báo về việc kháng cáo trong các lần đề nghị tống đạt, thông báo văn bản tố tụng tiếp theo, Tòa án căn cứ chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của lần trước đó để dự tính số tiền tạm ứng lần thứ hai mà đương sự phải nộp;
c) Nếu đương sự không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có đơn kháng cáo, Tòa án căn cứ chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của lần trước đó để dự tính số tiền tạm ứng mà đương sự này phải nộp;
d) Các trường hợp khác mà Tòa án đề nghị Cơ quan đại diện tống đạt, thông báo văn bản tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự hoặc Luật tố tụng hành chính, Tòa án căn cứ mức tiền cước bưu chính ở nước ngoài do Cơ quan đại diện cung cấp và số lần tống đạt, thông báo văn bản tố tụng để dự tính số tiền tạm ứng mà đương sự phải nộp.
Ví dụ: trong trường hợp Tòa án đề nghị Cơ quan đại diện thực hiện thông báo văn bản tố tụng theo quy định tại khoản 3 Điều 474, điểm c khoản 6 Điều 477 của Bộ luật tố tụng dân sự, khoản 3 Điều 303 của Luật tố tụng hành chính, Tòa án đề nghị Cơ quan đại diện cung cấp mức tiền cước bưu chính ở nước ngoài cho một lần thông báo văn bản tố tụng. Căn cứ mức tiền cước bưu chính ở nước ngoài do Cơ quan đại diện cung cấp, Tòa án dự tính số tiền tạm ứng mà đương sự phải nộp. Số tiền tạm ứng này phải đủ để Cơ quan đại diện thanh toán tiền cước bưu chính ở nước ngoài khi gửi hồ sơ kết quả thực hiện thông báo văn bản tố tụng, bao gồm bản án, quyết định của Tòa án, thông báo về việc kháng cáo cho đương sự ở nước ngoài.
Việc lập văn bản yêu cầu đương sự nộp tiền tạm ứng chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố tụng được quy định ra sao?
Tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư liên tịch 01/2019/TTLT-TANDTC-BNG có quy định về lập văn bản yêu cầu đương sự nộp tiền tạm ứng chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố tụng như sau:
2. Tòa án lập văn bản yêu cầu đương sự quy định tại khoản 1 Điều này nộp tiền tạm ứng chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố tụng như sau:
a) Nếu đương sự đó ở trong nước, Tòa án lập văn bản theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này;
b) Nếu đương sự đó ở nước ngoài, Tòa án lập văn bản theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?