Có được để thức ăn trong kho tài liệu phục chế của thư viện không?

Có được để thức ăn trong kho tài liệu phục chế của thư viện hay không? Chào anh chị, tôi đang là nhân viên của thư viện, anh chị cho tôi hỏi đối với kho tài liệu phục chế của thư viện có được tận dụng để thức ăn trong kho tài liệu phục chế hay không? Nhờ anh chị tư vấn. Cảm ơn anh chị.

Có được để thức ăn trong kho tài liệu phục chế của thư viện hay không?

Tại Điều 9 Thông tư 02/2020/TT-BVHTTDL có quy định về những yêu cầu cơ bản trong bảo quản phục chế như sau:

1. Bảo đảm vệ sinh và an toàn lao động khi thực hiện bảo quản phục chế; khi di chuyển tài liệu phải dùng cả hai tay; không mang, đeo đồ trang sức trong lúc làm việc.

2. Trong quá trình phục chế tài liệu phải sử dụng bút chì, không sử dụng bút mực, không cầm bút trên tay hay cài bút sau tai khi quan sát tài liệu.

3. Vận chuyển tài liệu bằng xe chuyên dụng, giữ tài liệu bằng phẳng, khu vực để tài liệu phải ngăn nắp, chắc chắn và sạch sẽ.

4. Thường xuyên vệ sinh máy móc, dụng cụ làm việc; sử dụng nguyên vật liệu thích hợp trong bảo quản phục chế.

5. Không sử dụng nguyên vật liệu có chứa chất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường trong quá trình bảo quản phục chế.

6. Không để lương thực, thực phẩm trong kho tài liệu.

Căn cứ theo quy định hiện hành, thức ăn được xem là thực phẩm. Chính vì vậy, kho tài liệu phục chế của thư viện không được để thức ăn.

Phục chế tài liệu in, tài liệu viết tay trên giấy được thực hiện như thế nào?

Theo Khoản 2 Điều 11 Thông tư 02/2020/TT-BVHTTDL có quy định về phục chế tài liệu in, tài liệu viết tay trên giấy như sau:

2. Phục chế tài liệu in, tài liệu viết tay trên giấy được thực hiện như sau:

a) Sửa chữa, bồi vá giấy, dán phủ gia cố khi giấy bị yếu, hư hại;

b) Bồi nền gia cố, làm khô không khí, giảm độ ẩm, làm lạnh chân không, làm khô bằng nhiệt trong chân không đối với tài liệu bị ẩm, ướt;

c) Xử lý đóng ghim bị gỉ nhằm hạn chế tối đa hư hại, giảm tính bền vững, ngăn chặn sự ố màu của tài liệu;

d) Xử lý nấm mốc trên giấy, cách ly các tài liệu bị nấm mốc bằng việc đặt trong các túi, xác định rõ vị trí nguồn gốc của độ ẩm, duy trì môi trường thích hợp, đặt các chất hút ẩm và tăng lưu lượng không khí nhằm tiêu diệt sự phát triển của nấm mốc;

đ) Xử lý tài liệu bị côn trùng xâm nhập bằng phương pháp sử dụng hóa chất hoặc không sử dụng hóa chất như: làm lạnh, thay đổi thành phần không khí hoặc những phương pháp khác.

Như vậy, việc phục chế tài liệu in, tài liệu viết tay trên giấy được thực hiện theo quy định trên.

Trân trọng!

Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Huỳnh Minh Hân
413 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào