Nguyên tắc chung và thứ tự ưu tiên phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 như nào?
Nguyên tắc chung và thứ tự ưu tiên phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Quyết định 26/2020/QĐ-TTg quy định về nguyên tắc chung và thứ tự ưu tiên phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 như sau:
1. Nguyên tắc chung và thứ tự ưu tiên phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 và hằng năm thực hiện theo quy định tại Điều 4 của Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14.
2. Trong quá trình điều hành ngân sách nhà nước, nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước sử dụng theo quy định tại Điều 59 của Luật Ngân sách nhà nước, đối với phần vốn dành cho đầu tư phát triển (nếu có) báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép ưu tiên bố trí để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản, thu hồi vốn ứng trước có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương theo quy định.
Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách trung ương như nào?
Theo Điều 5 Quyết định 26/2020/QĐ-TTg quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách trung ương như sau:
1. Nguyên tắc phân bổ vốn
a) Việc phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách trung ương thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14.
b) Vốn đầu tư công nguồn ngân sách trung ương của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương được phân bổ theo ngành, lĩnh vực theo quy định tại Điều 3 của Quyết định này.
2. Tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách trung ương:
a) Vốn đầu tư công nguồn ngân sách trung ương bố trí cho nhiệm vụ, chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi đầu tư của ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và thuộc đối tượng đầu tư công quy định tại Điều 5 của Luật Đầu tư công.
b) Đối với vốn đầu tư công nguồn ngân sách trung ương trong nước:
- Dành tối đa không quá 30% để bổ sung có mục tiêu cho địa phương và được phân bổ theo ngành, lĩnh vực, không bao gồm vốn các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia.
- Mức vốn còn lại được phân bổ như sau:
+ Phân bổ cho các bộ, cơ quan trung ương theo ngành, lĩnh vực. Các bộ, cơ quan trung ương chịu trách nhiệm phân bổ cụ thể cho các chương trình, dự án theo đúng quy định của pháp luật và theo các nguyên tắc, thứ tự ưu tiên quy định tại Quyết định này.
+ Phân bổ cho các nhiệm vụ, chương trình, dự án cụ thể bao gồm: chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, chương trình, dự án kết nối, có tác động liên vùng có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhiệm vụ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, nghĩa vụ thanh toán của ngân sách trung ương, các chính sách khác sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật.
c) Đối với vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài:
Phân bổ trên cơ sở định hướng thu hút và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trong giai đoạn 2021-2025, nhu cầu của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương đối với các dự án đang triển khai, các dự án chuyển tiếp, các dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư theo ngành, lĩnh vực quy định tại Điều 3 của Quyết định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngân sách nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?