Việc lập dự toán và quyết toán kinh phí thực hiện kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật tại TPHCM?
Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật tại TPHCM?
Căn cứ Điều 43 Quy chế về kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật và tổ chức, quản lý cộng tác viên kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 10/2022/QĐ-UBND quy định về việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật như sau:
1. Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp lập dự toán kinh phí thực hiện và tổng hợp chung vào dự toán chi ngân sách nhà nước của cơ quan, đơn vị, địa phương gửi cơ quan tài chính cùng cấp tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí dự toán kinh phí theo phân cấp ngân sách nhà nước để triển khai thực hiện kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật theo quy định.
2. Việc lập, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
Việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên CSDL quốc gia tại TPHCM?
Căn cứ Điều 29 Quy chế về kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật và tổ chức, quản lý cộng tác viên kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 10/2022/QĐ-UBND quy định về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên CSDL quốc gia tại TPHCM như sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp ban hành quyết định hành chính để công bố kết quả hệ thống hóa văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp mình trước ngày 01 tháng 3 của năm thứ 05 (năm) tính từ thời điểm hệ thống hóa kỳ trước.
2. Kết quả hệ thống hóa văn bản gồm các danh mục văn bản và Tập hệ thống hóa văn bản quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 167 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 39 Điều 1 của Nghị định 154/2020/NĐ-CP).
3. Khuyến khích các đơn vị chủ động thực hiện việc rà soát, công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực định kỳ hàng năm bằng hình thức thích hợp;
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?