Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng trường phổ thông tư thục được quy định như thế nào?
Hiệu trưởng trường phổ thông tư thục được quy định như thế nào?
Theo Khoản 1 Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT có quy định về hiệu trưởng trường phổ thông tư thục được quy định như sau:
a) Hiệu trưởng trường phổ thông tư thục là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường.
b) Hiệu trưởng trường phổ thông tư thục là người đáp ứng các tiêu chuẩn của hiệu trưởng theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông, khi được đề cử không quá 70 tuổi và không là công chức, viên chức nhà nước.
c) Nhiệm kỳ của hiệu trưởng
Nhiệm kỳ của hiệu trưởng trường phổ thông tư thục là 05 năm; đối với trường phổ thông tư thục có hiệu trưởng là người nước ngoài thì nhiệm kỳ của hiệu trưởng theo thời hạn của giấy phép lao động và không quá 05 năm.
Trong cùng một thời gian, một người chỉ được làm hiệu trưởng của một trường phổ thông tư thục.
d) Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng
- Xây dựng chiến lược phát triển nhà trường; quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường; kế hoạch giáo dục hằng năm của nhà trường để trình hội đồng trường phê duyệt và tổ chức thực hiện;
- Tổ chức triển khai hoạt động dạy học và các hoạt động khác của trường theo quy định, bảo đảm chất lượng, đúng quy định của pháp luật và kế hoạch đã được hội đồng trường phê duyệt nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nhà trường;
- Tổ chức thực hiện các nghị quyết của hội đồng trường; tổ chức, điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, bảo đảm chất lượng giáo dục và hoạt động của nhà trường trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao;
- Ký hợp đồng lao động đối với giáo viên, nhân viên khi được hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu ủy quyền; bổ nhiệm, miễn nhiệm tổ trưởng, tổ phó, khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên, học sinh theo quy định của pháp luật sau khi được hội đồng trường thông qua;
- Lập dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm, trình hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định; báo cáo định kỳ với hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu, hội đồng trường và các cấp quản lý liên quan về công tác tài chính và các hoạt động của nhà trường;
- Bảo đảm trật tự, an ninh và bảo vệ môi trường, an toàn trong trường;
- Được tham dự các cuộc họp của hội đồng trường nhưng không được biểu quyết nếu không phải là thành viên của hội đồng trường; có trách nhiệm báo cáo trước hội đồng trường, hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu về các hoạt động dạy học của trường; có quyền bảo lưu ý kiến không nhất trí với quyết định của hội đồng trường và báo cáo cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp xem xét, xử lý.
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền khác theo quy định của pháp luật.
Phó hiệu trưởng trường phổ thông tư thục được quy định như thế nào?
Theo Khoản 2 Điều này Phó hiệu trưởng trường phổ thông tư thục được quy định như sau:
a) Chịu trách nhiệm điều hành công việc do hiệu trưởng phân công; điều hành hoạt động của nhà trường khi được hiệu trưởng ủy quyền.
b) Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm phó hiệu trưởng trường phổ thông tư thục phải đạt tiêu chuẩn quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
c) Nhiệm kỳ của phó hiệu trưởng trường phổ thông tư thục là 05 năm.
d) Nhiệm vụ và quyền hạn của phó hiệu trưởng
- Điều hành công việc được hiệu trưởng phân công phụ trách hoặc ủy quyền;
- Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Luật Khiếu nại mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn thi hành?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Mức tiền thưởng huy hiệu 65 năm tuổi Đảng năm 2025 là bao nhiêu?
- Trộm cắp điện là gì? Hành vi trộm cắp điện bị xử phạt bao nhiêu tiền?