Thực hiện cơ chế tạo nguồn năm 2022 để thực hiện tiền lương, trợ cấp trong việc thực hiện dự toán ngân sách nhà nước?
Thực hiện cơ chế tạo nguồn năm 2022 để thực hiện tiền lương, trợ cấp trong thực hiện dự toán ngân sách nhà nước?
Căn cứ Điều 4 Điều 3 Thông tư 122/2021/TT-BTC quy định về nội dung trên như sau:
Thực hiện cơ chế tạo nguồn năm 2022 để thực hiện tiền lương, trợ cấp
1. Các Bộ, cơ quan trung ương trên cơ sở dự toán ngân sách nhà nước được giao, cân đối sắp xếp các nhiệm vụ chi đảm bảo đủ nguồn thực hiện mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng, ngân sách trung ương không bổ sung. Đồng thời, tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn để tích lũy thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo quy định; trong đó phạm vi, tỷ lệ trích số thu được để lại thực hiện theo quy định tại điểm d, điểm đ khoản 3 Điều này và khi phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc phải xác định dành tiết kiệm 10% chi thường xuyên năm 2022 tăng thêm (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ), bảo đảm không thấp hơn mức Bộ Tài chính giao (nếu có);
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi phân bổ và giao dự toán ngân sách cho ngân sách cấp dưới phải xác định dành tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên năm 2022 (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) theo quy định để tạo nguồn tích lũy thực hiện cải cách chính sách tiền lương giai đoạn 2022-2025.
Ủy ban nhân dân các cấp khi phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc phải xác định tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên năm 2022 (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) theo quy định để tạo nguồn tích lũy thực hiện cải cách chính sách tiền lương giai đoạn 2022-2025.
Số tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên năm 2022 của các địa phương đảm bảo không thấp hơn mức Bộ Tài chính giao.
3. Năm 2022, các địa phương thực hiện tạo nguồn để tích lũy thực hiện cải cách chính sách tiền lương giai đoạn 2022-2025, gồm:
a) 70% tăng thu ngân sách địa phương năm 2021 thực hiện so với dự toán, (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết; tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng và thu từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định; thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; phí tham quan các khu di tích, di sản thế giới; phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu; phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; thu từ quỹ đất công ích, thu hoa lợi, công sản tại xã; thu tiền cho thuê, cho thuê mua, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước và khoản thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải) được Thủ tướng Chính phủ giao;
b) Nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2021 chưa sử dụng hết chuyển sang;
c) 10% tiết kiệm chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2022 đã được cấp có thẩm quyền giao;
d) Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2022. Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35%. Phạm vi trích số thu được quy định cụ thể như sau:
- Đối với các cơ quan hành chính nhà nước (trừ các trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện cơ chế tự chủ tài chính như đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên; các cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao khoán kinh phí và tự bảo đảm tiền lương): Sử dụng tối thiểu 40% số thu phí (thuộc danh mục phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí) được để lại theo chế độ sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí (bao gồm cả chi phí đã sử dụng để thực hiện theo mức tiền lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng) theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí (không được trừ chi phí trực tiếp phục vụ cho công tác thu trong trường hợp đã được ngân sách nhà nước bảo đảm chi phí cho hoạt động thu).
- Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên:
+ Đối với số thu phí (thuộc danh mục phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí): Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí (bao gồm cả chi phí đã sử dụng để thực hiện theo mức tiền lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng) theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí (không được trừ chi phí trực tiếp phục vụ cho công tác thu trong trường hợp đã được ngân sách nhà nước bảo đảm chi phí cho hoạt động thu).
+ Đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của các cơ sở y tế công lập: sử dụng tối thiểu 35% số thu được để lại theo chế độ sau khi trừ các khoản chi phí đã được kết cấu trong giá dịch vụ theo quy định của pháp luật về giá dịch vụ (như: chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao trực tiếp phục vụ cho người bệnh; chi phí điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường; chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ,... và chi phí tiền lương, phụ cấp đã kết cấu trong giá).
+ Đối với số thu dịch vụ (bao gồm cả thu học phí), các hoạt động liên doanh liên kết và các khoản thu khác: sử dụng tối thiểu 40% số chênh lệch thu lớn hơn chi (sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định).
đ) Các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; các cơ quan được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện cơ chế tự chủ tài chính như đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên; các cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao khoán kinh phí và tự bảo đảm tiền lương: Đơn vị được quyết định tỷ lệ nguồn thu phải trích lập để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương và tự bảo đảm nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương.
4. Trường hợp đã sử dụng hết nguồn ngân sách địa phương, nguồn lực hợp pháp khác để chi phòng, chống dịch Covid - 19 và cam kết bảo đảm đủ nguồn để thực hiện cải cách chính sách tiền lương, các địa phương được sử dụng nguồn cải cách chính sách tiền lương còn dư để chi phòng, chống dịch Covid-19 thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương trong năm 2021 và năm 2022 theo các nguyên tắc, chế độ hỗ trợ quy định tại các Nghị quyết của Chính phủ số 68/NQ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2021 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, số 21/NQ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2021 về mua và sử dụng vắc xin phòng Covid-19 và Quyết định số 482/QĐ-TTg ngày 29 tháng 03 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương trong phòng chống dịch Covid-19.
Thời gian phân bổ, giao dự toán thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2022?
Căn cứ Điều 5 Thông tư trên quy định thời gian phân bổ, giao dự toán 2022 như sau:
1. Căn cứ dự toán thu, chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, các bộ, cơ quan trung ương quyết định phân bổ, giao dự toán ngân sách đến từng đơn vị sử dụng ngân sách; Ủy ban nhân dân các cấp trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán chi ngân sách địa phương, quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp mình đảm bảo thời gian giao dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
Tổ chức việc công khai dự toán ngân sách theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước và hướng dẫn tại Điều 12 của Thông tư này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo kết quả phân bổ, giao dự toán ngân sách địa phương về Bộ Tài chính chậm nhất là 05 ngày làm việc sau khi Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán ngân sách; báo cáo dư nợ vốn huy động đến 31 tháng 12 năm 2021, phương án vay, trả nợ năm 2022 của ngân sách địa phương và báo cáo thu, chi và số dư Quỹ dự trữ tài chính gửi Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 01 năm 2022.
3. Căn cứ dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 được Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân giao, đơn vị dự toán cấp I của ngân sách trung ương và các cấp ngân sách địa phương thực hiện phân bổ và giao dự toán thu, chi ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc, gửi cơ quan tài chính cùng cấp, đồng thời gửi Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để thực hiện theo đúng quy định tại Điều 49, Điều 50 Luật ngân sách nhà nước, Điều 31 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật ngân sách nhà nước và Điều 13 Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ. Trường hợp đơn vị dự toán cấp I không thống nhất với yêu cầu của cơ quan tài chính thì đơn vị dự toán cấp I báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính.
Ngoài ra, trường hợp các nhiệm vụ chưa xác định được rõ đơn vị thực hiện trong dự toán đầu năm của các đơn vị dự toán cấp I ở địa phương và các nội dung dự kiến phát sinh nhưng chưa có chủ trương của Ủy ban nhân dân cùng cấp cho phép thực hiện, căn cứ quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật và tình hình thực tế ở địa phương thực hiện một trong hai phương án như sau:
a) Sau khi Ủy ban nhân dân giao dự toán ngân sách, các đơn vị dự toán cấp I ở địa phương, căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc và dự kiến nhiệm vụ giao cho các đơn vị để thực hiện giao dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc; đồng thời, trong quyết định giao dự toán ghi rõ các nội dung dự kiến phát sinh nhưng chưa có chủ trương của Ủy ban nhân dân cho phép thực hiện đồng thời gửi cho cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi và chỉ được thực hiện khi được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu phát sinh trường hợp có đơn vị thừa, đơn vị thiếu kinh phí, thì đơn vị dự toán cấp I thực hiện việc điều chỉnh dự toán giữa các đơn vị trực thuộc theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn;
b) Cơ quan tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp chưa giao cho các đơn vị dự toán cấp I đối với các nhiệm vụ chưa xác định được rõ đơn vị thực hiện trong dự toán đầu năm của các đơn vị dự toán cấp I và các nội dung dự kiến phát sinh nhưng chưa có chủ trương của Ủy ban nhân dân cho phép thực hiện. Khi phát sinh nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền quyết định, cơ quan tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp để ban hành quyết định giao bổ sung dự toán cho các đơn vị dự toán cấp I.
4. Việc nhập dự toán vào hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (Tabmis) được thực hiện theo quy định tại các văn bản của Bộ Tài chính hướng dẫn về quy trình thủ tục nhập dự toán vào hệ thống Tabmis.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?