Văn bản quy phạm pháp luật nào thuộc đối tượng rà soát, hệ thống hóa, cập nhật lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật TP.HCM?
- Văn bản quy phạm pháp luật nào thuộc đối tượng rà soát, hệ thống hóa, cập nhật lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật TP.HCM?
- Việc kiểm tra, xử lý và rà soát, hệ thống hóa văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật TP.HCM?
- Nguyên tắc rà soát văn bản quy phạm pháp luật lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật tại TP.HCM?
Văn bản quy phạm pháp luật nào thuộc đối tượng rà soát, hệ thống hóa, cập nhật lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật TP.HCM?
Căn cứ theo Điều 5 Quy chế về kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật và tổ chức, quản lý cộng tác viên kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 10/2022/QĐ-UBND quy định về văn bản quy phạm pháp luật nào thuộc đối tượng rà soát, hệ thống hóa, cập nhật lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật tại thành phố Hồ Chí Minh như sau:
1. Văn bản thuộc đối tượng rà soát, hệ thống hóa là văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp tại Thành phố ban hành.
2. Văn bản cập nhật lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật là văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp tại Thành phố ban hành có giá trị sử dụng chính thức.
Việc kiểm tra, xử lý và rà soát, hệ thống hóa văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật TP.HCM?
Căn cứ theo Điều 6 Quy chế về kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật và tổ chức, quản lý cộng tác viên kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 10/2022/QĐ-UBND quy định việc kiểm tra, xử lý và rà soát, hệ thống hóa văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật tại thành phố Hồ Chí Minh như sau:
1. Việc kiểm tra và xử lý văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan.
2. Việc rà soát, hệ thống hóa văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Nguyên tắc rà soát văn bản quy phạm pháp luật lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật tại TP.HCM?
Căn cứ theo Điều 5 Quy chế này cũng quy định về nguyên tắc kiểm tra, xử lý văn bản, nguyên tắc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, nguyên tắc cập nhật văn bản quy phạm pháp luật lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, nguyên tắc xây dựng Cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản tại thành phố Hồ Chí Minh như sau:
1. Nguyên tắc kiểm tra, xử lý văn bản
a) Bảo đảm tính toàn diện, kịp thời khách quan, công khai, minh bạch; đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục; kết hợp giữa việc kiểm tra của cơ quan, người có thẩm quyền với việc tự kiểm tra của cơ quan, người ban hành văn bản; bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan nhất là cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản.
b) Không được lợi dụng việc kiểm tra, xử lý văn bản vì mục đích vụ lợi, gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản và can thiệp vào quá trình xử lý văn bản trái pháp luật.
c) Cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra, xử lý văn bản chịu trách nhiệm về kết luận kiểm tra và quyết định xử lý văn bản.
2. Nguyên tắc rà soát, hệ thống hóa văn bản
a) Việc rà soát văn bản phải được tiến hành thường xuyên, ngay khi có căn cứ rà soát; không bỏ sót văn bản thuộc trách nhiệm rà soát; kịp thời xử lý kết quả rà soát; tuân thủ trình tự rà soát.
b) Việc hệ thống hóa văn bản phải được tiến hành định kỳ, đồng bộ; đảm bảo thời điểm công bố Tập hệ thống hóa văn bản còn hiệu lực và danh mục văn bản; tuân thủ trình tự hệ thống hóa.
c) Việc rà soát, hệ thống hóa văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
3. Nguyên tắc cập nhật văn bản lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật
a) Việc cập nhật văn bản phải được thực hiện thường xuyên, bảo đảm tính chính xác, kịp thời, toàn vẹn và đầy đủ của văn bản được đăng tải.
b) Không đăng tải, cập nhật văn bản thuộc danh mục văn bản, tài liệu bí mật nhà nước hoặc văn bản quy định không được đăng tải công khai trên mạng.
4. Nguyên tắc xây dựng, cập nhật Cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản
a) Cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản được xây dựng trên cơ sở kết quả công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản của Thành phố Hồ Chí Minh và các quận, huyện, thành phố thuộc Thành phố.
b) Cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản phải được thường xuyên cập nhật, được kết nối, tích hợp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.Điều 5. Văn bản thuộc đối tượng rà soát, hệ thống hóa, cập nhật lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?