Nhiệm vụ huy động, quản lý và sử dụng nợ hiệu quả theo Chiến lược nợ công đến năm 2030 quy định thế nào?

Nhiệm vụ huy động, quản lý và sử dụng nợ hiệu quả theo Chiến lược nợ công đến năm 2030? Nhiệm vụ tổ chức bộ máy, ứng dụng công nghệ thông tin theo Chiến lược nợ công đến năm 2030? Mong được giải đáp thắc mắc

Nhiệm vụ huy động, quản lý và sử dụng nợ hiệu quả theo Chiến lược nợ công đến năm 2030

Căn cứ Điểm c Khoản 5 Điều 1 Quyết định 460/QĐ-TTg năm 2022 quy định:

c) Thực hiện huy động, quản lý và sử dụng nợ hiệu quả

- Nguồn vốn vay cho đầu tư phát triển phải được kiểm soát một cách chặt chẽ về mục tiêu, hiệu quả đầu tư, kế hoạch trả nợ và những tác động của tổng vốn vay đến dư nợ công, nợ Chính phủ và nghĩa vụ trả nợ.

- Báo cáo Quốc hội, Chính phủ xem xét phê duyệt một số chương trình đầu tư công để thực hiện một số dự án, công trình quan trọng, trọng điểm, có tính động lực, sức lan tỏa lớn và giải quyết các vấn đề phát triển quốc gia, vùng và liên kết vùng... Căn cứ điều kiện thị trường và khả năng huy động từ các đối tác phát triển, chủ động lựa chọn linh hoạt nguồn vốn vay phù hợp, bố trí đủ kế hoạch vốn để hoàn thành trong từng giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030.

- Nghiên cứu, đề xuất giải pháp huy động nguồn lực trên thị trường vốn trong nước, quốc tế để thực hiện các chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

- Tăng cường quản lý rủi ro tài khóa của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương phát sinh từ hoạt động vay về cho vay lại, gắn quyền chủ động quyết định vay của địa phương với tăng cường trách nhiệm trả nợ, gắn trách nhiệm trả nợ vay lại với mức độ tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

Nhiệm vụ tổ chức bộ máy, ứng dụng công nghệ thông tin theo Chiến lược nợ công đến năm 2030

Căn cứ Điểm g Khoản 5 Điều 1 Quyết định 460/QĐ-TTg năm 2022 quy định:

g) Tổ chức bộ máy, ứng dụng công nghệ thông tin

Hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nợ công; đổi mới phương thức quản lý nợ công trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, tiệm cận mô hình quản lý nợ tiên tiến của quốc tế.

Tập trung hình thành cơ quan quản lý nợ công chuyên nghiệp, hiện đại theo thông lệ quốc tế theo đúng chỉ đạo tại Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ Chính trị; nâng cao trình độ công chức làm công tác quản lý nợ; củng cố, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát, giải ngân nguồn vốn vay nước ngoài; hiện đại hóa cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý nợ; xây dựng cơ sở dữ liệu, thống kê về nợ. Đảm bảo kinh phí từ nguồn trích phí cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ để thực hiện nhiệm vụ quản lý nợ công theo quy định Luật Quản lý nợ công năm 2017.

Thống nhất thực hiện quản lý nợ chính quyền địa phương, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan chính quyền địa phương trong quản lý nợ chính quyền địa phương bảo đảm minh bạch, hiệu quả; tăng cường năng lực cán bộ quản lý nợ chính quyền địa phương đáp ứng yêu cầu theo dõi, đánh giá và quản lý rủi ro; xây dựng và kết nối hệ thống thông tin nợ chính quyền địa phương đảm bảo cập nhật, phục vụ quản lý theo hạn mức dư nợ và bội chi ngân sách địa phương hằng năm; trang bị công cụ phân tích, đánh giá danh mục nợ, cơ cấu nợ chính quyền địa phương, tiến tới áp dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro, đảm bảo bền vững nợ chính quyền địa phương.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

227 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào