Tổ hòa giải ở vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số bắt buộc phải có hòa giải viên là người dân tộc thiểu số?

Tổ hòa giải ở vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số phải có hòa giải viên là người dân tộc thiểu số? Em của hòa giải viên là một bên trong vụ việc hòa giải thì hòa giải viên đó được tiến hành hòa giải không? Tôi đang làm công tác tổ chức tổ hòa giải ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhưng ở đây người dân có trình độ văn hóa thấp nên trong tổ hòa giải không cần phải có người dân tộc thiểu số có được không? Nếu tham gia vụ việc hòa giải mà em tôi là một bên trong vụ việc thì tôi có thể tiếp tục tiến hành hòa giải không?

Tổ hòa giải ở vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số phải có hòa giải viên là người dân tộc thiểu số?

Căn cứ Điều 12 Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013 quy định về tổ hòa giải như sau:

1. Tổ hòa giải có tổ trưởng và các hòa giải viên. Mỗi tổ hòa giải có từ 03 hòa giải viên trở lên, trong đó có hòa giải viên nữ. Đối với vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, tổ hòa giải phải có hòa giải viên là người dân tộc thiểu số.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định số lượng tổ hòa giải, hòa giải viên trong một tổ hòa giải căn cứ vào đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội, dân số của địa phương và đề nghị của Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.

3. Hằng năm, Trưởng ban công tác Mặt trận chủ trì phối hợp với tổ trưởng tổ hòa giải tiến hành rà soát, đánh giá về tổ chức, hoạt động của tổ hòa giải và kiến nghị Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã để đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã kiện toàn tổ hòa giải.

Như vậy, đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì bắt buộc phải có hòa giải viên là dân tộc thiểu số theo quy định trên.

Em của hòa giải viên là một bên trong vụ việc hòa giải thì hòa giải viên đó được tiến hành hòa giải không?

Theo quy định tại Điều 10 Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013 về nghĩa vụ của hòa giải viên như sau:

1. Thực hiện hòa giải khi có căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Luật này.

2. Tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 4 của Luật này.

3. Từ chối tiến hành hòa giải nếu bản thân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ, việc hòa giải hoặc vì lý do khác dẫn đến không thể bảo đảm khách quan, công bằng trong hòa giải.

4. Thông báo kịp thời cho tổ trưởng tổ hòa giải để báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có biện pháp phòng ngừa trong trường hợp thấy mâu thuẫn, tranh chấp nghiêm trọng có thể dẫn đến hành vi bạo lực gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của các bên hoặc gây mất trật tự công cộng.

5. Thông báo kịp thời cho tổ trưởng tổ hòa giải để báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý trong trường hợp phát hiện mâu thuẫn, tranh chấp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về hình sự.

Theo đó, trong vụ việc nếu xét thấy việc hòa giải không đảm bảo khách quan do có một bên là em trai của hòa giải viên thì hòa giải viên đó phải từ chối tiến hành hòa giải.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Hồng Công Minh
980 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào