Mẫu quy chế tổ chức và hoạt động của ban quản lý dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi quy định thế nào?
Mẫu quy chế tổ chức và hoạt động của ban quản lý dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
Căn cứ Phụ lục VIII Nghị định 114/2021/NĐ-CP quy định về mẫu quy chế tổ chức và hoạt động của ban quản lý dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi như sau:
PHỤ LỤC VIII
MẪU QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
(Kèm theo Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN (HOẶC CHỦ DỰ ÁN) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ......... |
..., ngày... tháng ... năm ... |
QUY CHẾ
Tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án
(Tên chương trình, dự án, phi dự án)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Cơ sở pháp lý
Việc thành lập Ban Quản lý dự án (Ban QLDA) căn cứ vào các cơ sở pháp lý sau:
1. Nghị định số .../2021/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2021 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chủ quản, chủ dự án.
3. Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền (áp dụng đối với trường hợp Ban QLDA được thành lập trong khuôn khổ các hoạt động thực hiện trước).
4. Quyết định phê duyệt văn kiện chương trình, dự án, phi dự án của cấp có thẩm quyền.
5. Điều ước quốc tế cụ thể về ODA và các khoản vay ưu đãi của chương trình, dự án, phi dự án (nếu có).
6. Quyết định thành lập Ban QLDA của cơ quan chủ quản hoặc chủ dự án.
Điều 2. Thông tin chung về chương trình, dự án
1. Tên chương trình, dự án.
2. Tên nhà tài trợ, đồng tài trợ.
3. Mục tiêu và kết quả chủ yếu của chương trình, dự án.
4. Thời gian bắt đầu và kết thúc chương trình, dự án.
5. Tổng vốn của chương trình, dự án, phi dự án (ODA viện trợ không hoàn lại, vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng).
6. Nguồn vốn và cơ chế tài chính trong nước đối với chương trình, dự án.
Điều 3. Thông tin về Ban QLDA
1. Tên giao dịch của Ban Quản lý dự án: ............
2. Địa chỉ: ............
3. Điện thoại: ............
4. E-mail: ............
5. Số tài khoản: .................. (nếu có)
Kho bạc Nhà nước: ....................
Ngân hàng thương mại: ............
Điều 4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ban QLDA
Chương II
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
Điều 5. Lập kế hoạch thực hiện chương trình, dự án
Điều 6. Thực hiện các hoạt động đấu thầu và quản lý hợp đồng
Điều 7. Quản lý tài chính, tài sản và giải ngân
Điều 8. Công tác hành chính, điều phối và trách nhiệm giải trình
Điều 9. Công tác giám sát, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện chương trình, dự án, phi dự án
Điều 10. Công tác nghiệm thu, bàn giao, quyết toán chương trình, dự án
Điều 11. Các nhiệm vụ đặc thù
Điều 12. Một số nhiệm vụ khác do cơ quan chủ quản, chủ dự án giao
Chương III
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
Điều 13. Cơ cấu tổ chức Ban QLDA
Điều 14. Giám đốc Ban QLDA
Điều 15. Nhân sự của Ban QLDA
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16. Hiệu lực thi hành
1. Quy chế này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.
2. Các nhiệm vụ quản lý và thực hiện chương trình, dự án không được quy định cho Ban QLDA trong Quy chế này sẽ do cơ quan chủ quản hoặc chủ dự án thực hiện theo quy định hiện hành.
3. Giám đốc Ban QLDA, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc (Chủ dự án) có trách nhiệm thi hành Quy chế này. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc, Giám đốc Ban QLDA có trách nhiệm đề xuất với (Chủ dự án) xem xét, điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi Quy chế này.
|
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CHỦ QUẢN HOẶC CHỦ DỰ ÁN |
Báo cáo kết thúc chương trình dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
Căn cứ Phụ lục X Nghị định 114/2021/NĐ-CP quy định về Báo cáo kết thúc chương trình dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi như sau:
PHỤ LỤC X
BÁO CÁO KẾT THÚC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN
(Kèm theo Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ)
I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN
1. Tên chương trình, dự án (tiếng Việt):
2. Tên chương trình, dự án (tiếng Anh):
3. Địa điểm thực hiện chương trình, dự án:
4. Tên nhà tài trợ, đồng tài trợ:
5. Cơ quan chủ quản:
6. Chủ chương trình, dự án:
7. Thời gian thực hiện:
8. Ngày ký quyết định chủ trương đầu tư và các quyết định điều chỉnh (nếu có).
9. Ngày ký quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt văn kiện dự án và các quyết định điều chỉnh (nếu có).
10. Ngày ký kết hiệp định, ngày hiệp định có hiệu lực, thời hạn hiệp định, ngày gia hạn hiệp định (nếu có).
11. Cơ cấu nguồn vốn: Tổng vốn ODA, vốn vay ưu đãi và vốn đối ứng (nêu rõ các điều chỉnh, bổ sung nếu có).
II. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN
1. Mục tiêu và phạm vi chương trình, dự án
Theo quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt văn kiện dự án và các quyết định điều chỉnh, bổ sung (nếu có).
2. Tổ chức thực hiện
Mô hình và cách thức tổ chức quản lý thực hiện dự án.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Đánh giá việc hoàn thành mục tiêu
Mức độ đạt được mục tiêu đề ra trong văn kiện của dự án được cấp có thẩm quyền duyệt.
2. Các hợp phần và đầu ra
Nêu các hợp phần và đầu ra chủ yếu của dự án và mức độ hoàn thành, những nội dung điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện (nếu có).
3. Kết quả thực hiện về tài chính
So sánh giữa tổng mức vốn trong Quyết định phê duyệt văn kiện dự án và tổng vốn giải ngân theo các nguồn vốn (vốn ODA, vốn vay ưu đãi và vốn đối ứng). Nêu những yếu tố tác động đến công tác giải ngân, dẫn đến phải điều chỉnh vốn trong quá trình thực hiện dự án.
IV. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN
Nêu những yếu tố tác động đến kết quả thực hiện chương trình, dự án:
1. Chính sách và môi trường pháp lý:
- Chính sách của Chính phủ
- Chính sách của Nhà tài trợ
2. Công tác tổ chức quản lý thực hiện chương trình, dự án:
- Đánh giá việc đảm bảo điều kiện về tài chính, kỹ thuật, nhân lực cho dự án trên cơ sở Hiệp định về ODA và vốn vay ưu đãi đã ký kết và văn kiện dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tổ chức quản lý thực hiện chương trình, dự án.
- Năng lực quản lý và thực hiện chương trình, dự án.
- Thực hiện chế độ báo cáo và các quy định về giám sát và đánh giá.
- Quản lý rủi ro và thay đổi.
3. Công tác đấu thầu, mua sắm.
4. Công tác hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo và tăng cường năng lực.
5. Công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư (đối với các dự án đầu tư).
6. Các tác động về môi trường.
7. Các vấn đề về giới.
8. Những vấn đề về kỹ thuật, công nghệ
Ngoài việc nêu các yếu tố tác động, cần làm rõ các thuận lợi, khó khăn và các biện pháp khắc phục mà chủ dự án, Ban QLDA đã thực hiện.
9. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội
Phân tích các lợi ích và tác động về kinh tế, xã hội của chương trình, dự án trên cơ sở các kết quả và mục tiêu đạt được.
V. CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?