Hợp đồng lao động giúp việc gia đình có thể giao kết bằng lời nói không?

Hợp đồng lao động giúp việc gia đình giao kết bằng lời nói có được không? Tôi muốn thuê một người làm giúp việc gia đình. Cho hỏi có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói có được không? Trường hợp nào thì có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động giúp việc gia đình không cần báo trước?

Hợp đồng lao động giúp việc gia đình giao kết bằng lời nói có được không?

Căn cứ Điều 162 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình như sau:

1. Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.

2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình do hai bên thỏa thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày.

3. Hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở.

Theo đó, hợp đồng lao động giúp việc gia đình bắt buộc phải giao kết bằng hình thức văn bản. Cho nên bạn không được giao kết hợp đồng này bằng lời nói.

Trường hợp nào thì có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động giúp việc gia đình không cần báo trước?

Căn cứ Điểm d Khoản 1 Điều 89 Nghị định 145/2020/NĐ-CP trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, mỗi bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần lý do nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày, trừ các trường hợp sau thì không phải báo trước:

d1) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì các lý do: Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật Lao động; không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật Lao động; bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động; bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc; lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật Lao động; đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật Lao động trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật Lao động làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động;

d2) Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì các lý do: Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật Lao động; người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;

Như vậy, trong các trường hợp như trên thì người lao động hoặc người sử dụng lao động giúp việc gia đình được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước.

Trân trọng!

Giao kết hợp đồng lao động
Hỏi đáp mới nhất về Giao kết hợp đồng lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động có nghĩa vụ cung cấp thông tin gì khi giao kết hợp đồng lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền thì xảy ra hệ quả gì không?
Hỏi đáp pháp luật
Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được giao kết hợp đồng với người chưa đủ 15 tuổi làm việc dưới 01 tháng bằng lời nói không?
Hỏi đáp pháp luật
Về việc ký kết HDLĐ
Hỏi đáp pháp luật
Có được ký kết hợp đồng có giá trị cao hơn vốn điều lệ của công ty không?
Hỏi đáp pháp luật
Công ty không ký HĐLĐ, bôi nhọ nhân viên, kiện ở đâu?
Hỏi đáp pháp luật
Không ký HĐLĐ, có được hưởng trợ cấp khi nghỉ việc?
Hỏi đáp pháp luật
Không ký HĐLĐ, muốn đuổi lúc nào cũng được?
Hỏi đáp pháp luật
Ký HĐLĐ ngắn hạn với lao động không hoàn thành công việc có trái luật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giao kết hợp đồng lao động
467 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giao kết hợp đồng lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giao kết hợp đồng lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào