Có thể ủy quyền cho người khác ly hôn không? Mẹ có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn khi con bị bạo lực gia đình?
Có thể ủy quyền cho người khác ly hôn được không?
Có thể ủy quyền cho người khác ly hôn được không? Tôi tên Tiên có một đứa em tên Linh đang đi xuất khẩu ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, vì tình cảm của em tôi và chồng là Lê không còn nên em tôi muốn ly hôn. Cho hỏi là em tôi có thể ủy quyền cho tôi đi ly hôn giùm được không?
Trả lời:
Căn cứ Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án
Bên cạnh đó Khoản 4 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về việc người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.
Ngoài ra Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:
- Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
- Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, theo quy định hiện hành đối chiếu với trường hợp của bạn thì bạn không thể ủy quyền cho người đi tham gia tố tụng trừ khi một bên bị bệnh tâm thần không làm chủ hành vi,... Đối chiếu với trường hợp của em bạn thì em của bạn bắt buộc phải tham gia tố tụng.
Mẹ có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn khi con bị bạo lực gia đình không?
Tôi lập gia đình năm 2016, cả tôi và chồng đều làm trong lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên gần đây do việc kinh doanh ngày càng đi xuống nên chồng tôi sa vào nhậu nhẹt rồi đánh tôi đến mức phải nhập viện. Sự việc này kéo dài đến hiện nay. Ba mẹ tôi muốn làm thủ tục ly hôn cho tôi có được không? Mong Ban biên tập hỗ trợ.
Trả lời:
Khoản 1 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:
- Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
- Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
- Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Theo những thông tin mà bạn cung cấp thì bạn là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng bạn gây ra làm ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của bạn. Tuy nhiên theo quy định là phải một bên bị bệnh đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình. Trường hợp này phải chứng minh được người này bị bệnh.
Như vậy, ba mẹ bạn không có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn.
Ly hôn xong tòa có thu giấy đăng ký kết hôn của 2 vợ chồng?
Cho hỏi: Ly hôn xong tòa có thu giấy đăng ký kết hôn không ạ? Mong sớm nhận hồi đáp.
- Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:
+ Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
+ Hội liên hiệp phụ nữ.
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam phê duyệt đề án kết nối, xác thực và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm?
- Pháp nhân vi phạm hành chính có được ủy quyền cho nhân viên của mình ký biên bản vi phạm hành chính không?
- Để hành nghề luật sư tại Việt Nam thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện gì?
- Toàn bộ 12 Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính được UBTV Quốc hội thông qua 14/11/2024?
- Công vụ là gì? Hoạt động công vụ của cán bộ công chức là gì? Chủ thể thực thi công vụ là ai?