Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Ngoại giao trong việc sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi quy định thế nào?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Ngoại giao trong việc sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi
Căn cứ theo Điều 95 Nghị định 114/2021/NĐ-CP quy định:
Điều 95. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Ngoại giao
1. Phối hợp với các cơ quan có liên quan, trên cơ sở chính sách đối ngoại chung, xây dựng và thực hiện chủ trương, phương hướng vận động vốn ODA, vốn vay ưu đãi, chính sách đối tác; tham gia vận động vốn ODA, vốn vay ưu đãi.
2. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan và chỉ đạo cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước ngoài hoặc tại tổ chức quốc tế tiến hành vận động vốn ODA, vốn vay ưu đãi, phù hợp với chủ trương, phương hướng vận động, định hướng, kế hoạch thu hút, điều phối, quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi trong từng thời kỳ.
3. Tham gia đàm phán, góp ý kiến đối với dự thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi; tham gia ý kiến đề xuất ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi.
4. Thực hiện các thủ tục đối ngoại về việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế; tổ chức lưu trữ, sao lục, công bố điều ước về vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo quy định của Luật Điều ước quốc tế.
5. Cấp ủy quyền ký thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi.
6. Tham gia đánh giá chương trình, dự án theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
7. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện thủ tục ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi
Căn cứ theo Điều 96 Nghị định 114/2021/NĐ-CP quy định:
Điều 96. Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
1. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thu hút, điều phối, quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi; xây dựng chính sách, biện pháp điều phối và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc lĩnh vực phụ trách.
2. Xây dựng Đề xuất chương trình, dự án, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư hoặc Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Văn kiện dự án, phi dự án trình cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt theo thẩm quyền.
3. Phối hợp với cơ quan đề xuất ký kết trong việc trình cấp có thẩm quyền về việc ký kết điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đối với chương trình, dự án do mình làm chủ quản theo quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 29, khoản 2, 3 Điều 32 của Nghị định này và thực hiện điều ước quốc tế, thoả thuận đó theo quy định của pháp luật.
4. Đề xuất trình Chính phủ về việc ký kết điều ước quốc tế cụ thể về vốn ODA không hoàn lại theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định này và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế đó theo quy định của pháp luật về điều ước quốc tế; đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ về việc ký kết thỏa thuận về vốn ODA không hoàn lại quy định tại khoản 1 Điều 32 của Nghị định này và tổ chức thực hiện thỏa thuận đó theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo ngành, lĩnh vực phụ trách theo quy định của pháp luật.
6. Bảo đảm công khai, minh bạch và chịu trách nhiệm về tổ chức thực hiện, giải ngân chương trình, dự án, hiệu quả sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của chương trình, dự án do mình trực tiếp quản lý và thực hiện.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?