Cha mẹ là người Việt Nam, con sinh ra ở Nhật Bản thì sẽ mang quốc tịch của quốc gia nào?
Cha mẹ là người Việt Nam, con sinh ra ở Nhật Bản thì sẽ mang quốc tịch của nước nào?
Tại Điều 15 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 có quy định về quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là công dân Việt Nam như sau:
Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.
Căn cứ theo quy định trên, trong trường hợp của bạn thì con của bạn có thể quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, bạn cũng cần tham khảo về quy định tại Nhật Bản nơi con bạn được sinh ra.
Cha là người Việt Nam, mẹ là người nước ngoài thì con sinh ra có được mang quốc tịch Việt Nam không?
Tại Điều 16 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 có quy định về quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam như sau:
1. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.
2. Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.
Theo đó, Trẻ em có cha là người Việt Nam, mẹ là người nước ngoài thì con sinh ra có thể mang quốc tịch Việt Nam nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con.
Trân trọng!
Huỳnh Minh Hân
- Việc đánh giá xếp loại chất lượng Đảng viên được thực hiện dựa trên tiêu chí nào?
- Đảng viên xin ra khỏi Đảng có phải nộp lại Huy hiệu Đảng hay không? Cơ quan nào có trách nhiệm thu hồi Huy hiệu Đảng?
- Việc đánh giá xếp loại chất lượng Đảng viên dựa trên tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao được tiến hành như thế nào?
- Ai có thẩm quyền ra quyết định công nhận người hoạt động cách mạng trước 01/01/1945?
- Chính thức: Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023 có hiệu lực từ 01/01/2024?