Quản lý chất lượng công trình của chủ đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn đầu tư công thuộc hệ thống Tòa án nhân dân như nào?
Quản lý chất lượng công trình của chủ đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn đầu tư công thuộc hệ thống Tòa án nhân dân như thế nào?
Căn cứ Điều 16 Quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn đầu tư công thuộc hệ thống Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định Quyết định 608/QĐ-TANDTC-KHTC năm 2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về quản lý chất lượng công trình của chủ đầu tư như sau:
1. Trách nhiệm quản lý chất lượng công trình của chủ đầu tư được quy định cụ thể tại Điều 14, Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng, trong đó cần chú ý:
a) Bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công xây dựng phù hợp với tiến độ thi công xây dựng công trình và quy định của hợp đồng xây dựng.
b) Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại khoản 39 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14. Thực hiện việc thông báo khởi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng.
c) Kiểm tra, chấp thuận tiến độ thi công tổng thể và chi tiết các hạng mục công trình do nhà thầu lập đảm bảo phù hợp tiến độ thi công đã được duyệt. Điều chỉnh tiến độ thi công xây dựng khi cần thiết theo quy định của hợp đồng xây dựng.
d) Kiểm tra, xác nhận khối lượng đã được nghiệm thu theo quy định và khối lượng phát sinh theo quy định của hợp đồng xây dựng (nếu có).
e) Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng.
g) Tạm dừng hoặc đình chỉ thi công đối với nhà thầu thi công xây dựng khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn, vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động làm xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động.
h) Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình; khai báo, xử lý và khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố công trình xây dựng, sự cố gây mất an toàn lao động; phối hợp với cơ quan có thẩm quyền giải quyết sự cố công trình xây dựng, điều tra sự cố về máy, thiết bị theo quy định.
i) Tổ chức thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
k) Lập báo cáo gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng để thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định.
Quy định về quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn đầu tư công thuộc hệ thống Tòa án nhân dân
Theo quy định tại Điều 17 Quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn đầu tư công thuộc hệ thống Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định Quyết định 608/QĐ-TANDTC-KHTC năm 2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về quyết toán dự án hoàn thành như sau:
1. Thẩm quyền phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành.
a) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành đối với các dự án không phân cấp.
b) Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành đối với các dự án phân cấp.
2. Các dự án đầu tư xây dựng trong hệ thống Tòa án nhân dân phải thực hiện kiểm toán độc lập trước khi thẩm tra phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành. Trường hợp dự án đã thực hiện kiểm toán nhà nước thì có thể không thực hiện kiểm toán độc lập.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Căn cứ thành lập, tổ chức lại các phòng chức năng, các khoa chuyên môn, các trạm y tế xã và các tổ chức khác thuộc Trung tâm Y tế huyện?
- Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường theo Nghị định 148?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?