Trình tự triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn đầu tư công thuộc hệ thống Tòa án nhân dân như nào?
Trình tự triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn đầu tư công thuộc hệ thống Tòa án nhân dân như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn đầu tư công thuộc hệ thống Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định Quyết định 608/QĐ-TANDTC-KHTC năm 2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về trình tự triển khai thực hiện dự án như sau:
1. Chuẩn bị dự án:
a) Lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư (dự án nhóm B, nhóm C);
b) Thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án;
c) Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật;
d) Thẩm định và phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật.
2. Thực hiện đầu tư:
a) Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư và giải phóng mặt bằng; giao đất để thực hiện dự án;
b) Lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở, dự toán xây dựng công trình;
c) Lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án;
d) Thi công xây dựng, lắp đặt trang thiết bị công trình.
3. Kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng: Quyết toán dự án hoàn thành, thực hiện bảo hành công trình, bàn giao cho đơn vị sử dụng (nếu có) và quản lý tài sản hình thành sau đầu tư.
Giao cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn đầu tư công thuộc hệ thống Tòa án nhân dân
Theo quy định tại Điều 5 Quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn đầu tư công thuộc hệ thống Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định Quyết định 608/QĐ-TANDTC-KHTC năm 2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về giao cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị dự án như sau:
Người quyết định đầu tư xem xét, quyết định giao cơ quan, đơn vị cấp dưới chuẩn bị dự án trên cơ sở đề xuất của thủ trưởng cơ quan, đơn vị (nơi có dự án triển khai), cụ thể:
1. Đối với dự án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định đầu tư (dự án nhóm B) thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao, đơn vị trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao (nơi có dự án triển khai) là đơn vị thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị dự án.
2. Đối với dự án do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư (dự án nhóm C) thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện (nơi có dự án triển khai) là đơn vị thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị dự án.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?