Xuất hoá đơn sau thời điểm giao hàng có bị xử phạt?
Trường hợp lập hoá đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, sẽ bị phạt tiền từ 4 đến 8 triệu đồng.
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính và căn cứ điểm a khoản 3 Điều 38 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ, trường hợp công ty lập hoá đơn sau thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá cho người mua là vi phạm quy định về sử dụng hoá đơn của người bán thì bị xử lý như sau:
Đối với người bán, Công ty bị xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 38 Nghị định 109/2013/NĐ-CP.
Đối với người mua, nếu hoạt động mua bán hàng hoá nêu trên liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp và đáp ứng các điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào thì người mua được hạch toán vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, được thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT theo quy định.
Nguồn: chinhphu.vn
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam phê duyệt đề án kết nối, xác thực và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm?
- Pháp nhân vi phạm hành chính có được ủy quyền cho nhân viên của mình ký biên bản vi phạm hành chính không?
- Để hành nghề luật sư tại Việt Nam thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện gì?
- Toàn bộ 12 Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính được UBTV Quốc hội thông qua 14/11/2024?
- Công vụ là gì? Hoạt động công vụ của cán bộ công chức là gì? Chủ thể thực thi công vụ là ai?