Nội dung về việc hạch toán vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi tại Kho bạc Nhà nước quy định thế nào?
Nội dung về việc hạch toán vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi tại Kho bạc Nhà nước
Căn cứ Điều 76 Nghị định 114/2021/NĐ-CP quy định về việc hạch toán vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi tại Kho bạc Nhà nước như sau:
Kho bạc Nhà nước hạch toán ghi thu, ghi chi cho dự án vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi đối với nguồn vốn cấp phát từ ngân sách trung ương và nguồn vốn cho vay lại cho chương trình, dự án được kiểm soát chi tại hệ thống Kho bạc Nhà nước, cụ thể như sau:
1. Hạch toán theo đúng mã nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi cấp phát từ ngân sách trung ương, vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương, vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi cho địa phương vay lại và hạch toán chi tiết theo vốn ODA không hoàn lại gắn với khoản vay.
2. Các khoản tạm ứng theo chế độ thực hiện hạch toán ghi chi tạm ứng. Các khoản thu hồi tạm ứng thực hiện hạch toán giảm ghi chi tạm ứng.
3. Các khoản thanh toán khối lượng hoàn thành hạch toán ghi thu ghi chi thực chi và thực hiện quyết toán ngân sách hàng năm.
4. Các khoản chi thuộc kế hoạch năm đã được kiểm soát chi và thực hiện giải ngân trước ngày 31 tháng 01 năm sau, Kho bạc Nhà nước hạch toán ghi thu ghi chi vào niên độ năm thực hiện. Các khoản chi đã được kiểm soát chi trước ngày 31 tháng 01 năm sau và thực hiện giải ngân sau ngày 31 tháng 01 năm sau, chủ dự án bố trí kế hoạch năm sau để hạch toán ghi thu ghi chi.
5. Hồ sơ hạch toán ghi thu ghi chi thực hiện theo quy định của Chính phủ về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước. Chủ dự án gửi hồ sơ đến Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để xác nhận hạch toán chậm nhất trước ngày 01 tháng 02 năm sau.
Nội dung về việc hạch toán vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi cho vay lại tại Bộ Tài chính
Căn cứ Điều 77 Nghị định 114/2021/NĐ-CP quy định về việc hạch toán vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi tại Kho bạc Nhà nước như sau:
Điều 77. Hạch toán vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi cho vay lại tại Bộ Tài chính
1. Đối với vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi của Chính phủ được Bộ Tài chính cho vay lại; vốn vay do Bộ Tài chính ủy quyền cho tổ chức tài chính, tín dụng là cơ quan cho vay lại để cho vay lại các chương trình, dự án đầu tư: Căn cứ thông báo giải ngân của nhà tài trợ, báo cáo sao kê giải ngân của chủ dự án, Bộ Tài chính hạch toán nghĩa vụ nợ theo quy định về hướng dẫn chế độ kế toán đối với các khoản vay, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương; thống kê theo dõi các khoản nợ cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ.
2. Đối với các chương trình, dự án do Bộ Tài chính thực hiện hạch toán ngân sách nhà nước, khi thực hiện điều chỉnh, căn cứ thông báo giải ngân của nhà tài trợ, Bộ Tài chính lập Phiếu điều chỉnh hạch toán và gửi các liên Phiếu điều chỉnh số liệu cho cơ quan cho vay lại và chủ dự án để điều chỉnh các số liệu hạch toán tương ứng trên các báo cáo kế toán và quyết toán vốn nước ngoài.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?