Bạn của người lưu trú bị trục xuất có được đến thăm gặp tại cơ sở lưu trú hay không?

Bạn của người lưu trú bị trục xuất có được đến thăm gặp tại cơ sở lưu trú không? Thăm gặp người bị trục xuất tại cơ sở lưu trú chờ xuất cảnh có cần làm đơn không? Tôi có một người bạn quốc tịch Trung Quốc bị trục xuất đang ở cơ sở lưu trú của Bộ Công an chờ xuất cảnh, thì tôi có được đến thăm gặp bạn tôi không hay chỉ người thân mới được đến thăm? Vợ của người bạn tôi muốn đến thăm thì có cần phải làm đơn gì không? Xin được giải đáp.

Bạn của người lưu trú bị trục xuất có được đến thăm gặp tại cơ sở lưu trú không?

Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 10 Nghị định 65/2020/NĐ-CP quy định về chế độ thăm gặp đối với người lưu trú như sau:

1. Người lưu trú được gặp thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của mình tại phòng thăm gặp của cơ sở lưu trú. Mỗi tuần được gặp 01 lần, mỗi lần gặp không quá 02 giờ. Trường hợp đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác của Việt Nam đề nghị được gặp người lưu trú thì Trưởng cơ sở lưu trú xem xét, quyết định, nếu xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của người lưu trú cũng như yêu cầu quản lý người lưu trú và đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Người lưu trú chấp hành tốt Nội quy cơ sở lưu trú có thể được gặp vợ hoặc chồng tại phòng riêng của cơ sở lưu trú mỗi tháng 01 lần, mỗi lần không quá 24 giờ. Người lưu trú vi phạm Nội quy cơ sở lưu trú thì 01 tháng được gặp thân nhân 01 lần, mỗi lần không quá 01 giờ.

Người lưu trú đang bị điều tra, xử lý về hành vi phạm tội khác hoặc có liên quan đến những vụ án khác mà cơ quan thụ lý vụ án có văn bản đề nghị không cho người lưu trú gặp hoặc yêu cầu phối hợp với cơ sở lưu trú để giám sát chế độ thăm gặp của người lưu trú thì Trưởng cơ sở lưu trú xem xét, phối hợp thực hiện và giải thích rõ cho người đến thăm gặp người lưu trú biết.

2. Thân nhân được gặp người lưu trú gồm: Ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột, dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột. Mỗi lần đến gặp người lưu trú tối đa không quá 03 người, trường hợp đặc biệt do yêu cầu quản lý, giáo dục người lưu trú, Trưởng cơ sở lưu trú có thể quyết định tăng số lượng thân nhân được gặp người lưu trú nhưng không quá 05 người và phải bảo đảm không làm ảnh hưởng đến an ninh, an toàn cơ sở lưu trú.

Theo đó, bạn có thể đến gặp bạn của bạn tại cơ sở lưu trú của Bộ công an nếu như là người đại diện hợp pháp của người lưu trú hoặc thuộc trường hợp khác được xem xét đáp ứng điều kiện theo như quy định trên.

Thăm gặp người bị trục xuất tại cơ sở lưu trú chờ xuất cảnh có cần làm đơn không?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều trên như sau:

Thủ tục thăm gặp:

a) Thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người lưu trú đến thăm gặp phải có đơn xin gặp viết bằng tiếng Việt hoặc được dịch ra tiếng Việt theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân khác để cơ sở lưu trú kiểm tra, tổ chức cho thăm gặp đúng đối tượng.

b) Người lưu trú được gặp vợ (hoặc chồng) ở phòng riêng theo quy định tại khoản 1 Điều này thì vợ (hoặc chồng) người lưu trú phải có đủ thủ tục thăm gặp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này và các giấy tờ, tài liệu chứng minh là vợ (hoặc chồng) của người lưu trú, có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của nước mà người đó mang quốc tịch hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam nơi người đó làm việc hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú (đối với trường hợp vợ hoặc chồng người lưu trú là người Việt Nam); người lưu trú và vợ (hoặc chồng) đều phải có đơn xin thăm gặp ở phòng riêng theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này gửi Trưởng cơ sở lưu trú xem xét, quyết định.

c) Việc giải quyết cho người lưu trú gặp thân nhân do Trưởng cơ sở lưu trú quyết định tùy theo điều kiện và giờ làm việc của cơ sở lưu trú, thời gian thăm gặp theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo đó, vợ của người đang lưu trú muốn thăm gặp phải làm đơn xin gặp viết bằng tiếng Việt hoặc được dịch ra tiếng Việt theo mẫu và hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân khác theo như quy định trên.

Trân trọng!

Thi hành án phạt trục xuất
Hỏi đáp mới nhất về Thi hành án phạt trục xuất
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp trục xuất người nước ngoài khỏi Việt Nam
Hỏi đáp pháp luật
Biện pháp trục xuất được áp dụng khi nào?
Hỏi đáp pháp luật
Hình phạt trục xuất khi không áp dụng là hình phạt chính
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý vi phạm hành chính bằng cách trục xuất
Hỏi đáp pháp luật
Quy định trục xuất người nước ngoài
Hỏi đáp pháp luật
Trục xuất lao động nước ngoài
Hỏi đáp pháp luật
Hình phạt trục xuất trong hệ thống hình phạt của BLHS
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện áp dụng hình phạt trục xuất
Hỏi đáp pháp luật
Hình phạt trục xuất trong Bộ Luật Hình sự 2015
Hỏi đáp pháp luật
Lao động nước ngoài không có Giấy phép lao động khi bị trục xuất thì Hợp đồng có được xem là có giá trị pháp lý không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thi hành án phạt trục xuất
Phan Hồng Công Minh
296 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thi hành án phạt trục xuất

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thi hành án phạt trục xuất

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào