Nội dung về Trách nhiệm của ngân hàng phục vụ đối với dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi được quy định thế nào?
Nội dung về Trách nhiệm của ngân hàng phục vụ đối với dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi được quy định thế nào?
Căn cứ theo Điều 62 Nghị định 114/2021/NĐ-CP quy định về Trách nhiệm của ngân hàng phục vụ vốn dư của dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi như sau:
Điều 62. Trách nhiệm của ngân hàng phục vụ
1. Làm thủ tục cho Bộ Tài chính hoặc chủ dự án mở tài khoản vốn ODA, vốn vay ưu đãi cho chương trình, dự án theo điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi đã được cấp có thẩm quyền ký kết và phù hợp với quy định tại Chương VII, VIII của Nghị định này.
2. Theo dõi, quản lý tài khoản, thực hiện các giao dịch ngân hàng và thu phí theo quy định, báo cáo thông tin về tài khoản chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi theo quy định tại Chương VII, VIII của Nghị định này.
Nguyên tắc mở và quản lý tài khoản tạm ứng nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi quy định thế nào?
Căn cứ theo Điều 63 Nghị định 114/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc mở và quản lý tài khoản tạm ứng nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi như sau:
Điều 63. Nguyên tắc mở và quản lý tài khoản tạm ứng nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi
1. Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch hoặc ngân hàng phục vụ làm thủ tục mở tài khoản tạm ứng (tài khoản giao dịch) cho chủ dự án hoặc Bộ Tài chính phù hợp với yêu cầu thanh toán của dự án, đảm bảo luân chuyển vốn tài trợ trực tiếp đến dự án, không bố trí qua tài khoản trung gian. Trường hợp dự án có nhiều khoản tài trợ, phải mở các tài khoản riêng để theo dõi từng nguồn vốn rút về.
2. Trường hợp cơ quan chủ quản giao nhiều đơn vị thực thi, chủ dự án mở tài khoản nhánh tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch hoặc chi nhánh ngân hàng phục vụ.
3. Đồng tiền của tài khoản là đồng ngoại tệ vay nước ngoài (trừ trường hợp được Bộ Tài chính chấp thuận mở tài khoản bằng đồng Việt Nam).
4. Quản lý lãi tài khoản tạm ứng:
a) Lãi phát sinh trên tài khoản tạm ứng phải được hạch toán theo dõi riêng và được sử dụng để thanh toán phí dịch vụ ngân hàng theo quy định. Phí dịch vụ ngân hàng là khoản chi thuộc dự án. Trường hợp số lãi phát sinh không đủ để thanh toán phí dịch vụ ngân hàng, chủ dự án lập dự toán và bố trí vốn đối ứng để chi trả;
b) Khi kết thúc hoạt động chi tiêu trên tài khoản tạm ứng, đối với dự án do ngân sách cấp phát toàn bộ, chủ dự án nộp số dư lãi phát sinh trên tài khoản này vào ngân sách nhà nước. Đối với dự án vay lại toàn bộ, số dư lãi phát sinh là nguồn thu của chủ dự án. Đối với dự án vay lại theo tỷ lệ, số dư lãi phát sinh được phân bổ theo tỷ lệ tương ứng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?