Cha chồng với con dâu có được kết hôn không?
Cha chồng kết hôn với con dâu được không?
Căn cứ điểm d Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định các trường hợp cấm kết hôn như sau:
Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
...
2. Cấm các hành vi sau đây:
...
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
Như vậy, theo quy định trên thì cha chồng và con dâu không thể kết hôn với nhau.
Cha chồng với con dâu có được kết hôn không? (Hình từ Internet)
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Căn cứ Điều 10 Luật Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trải pháp luật như sau:
Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:
a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Theo đó, chủ thể có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật là các chủ thể nêu trên.
Trân trọng!
Tạ Thị Thanh Thảo
Chia sẻ trên Facebook
Những người có họ trong phạm vi ba đời gồm những ai? Có được đăng ký kết hôn trong phạm vi ba đời không?
Kết hôn cận huyết là gì? Hôn nhân cận huyết có được đăng ký kết hôn?
Cậu và cháu họ hàng có thể kết hôn với nhau không?
Thủ tục tái hôn năm 2024 được thực hiện như thế nào?
Hôn nhân đồng giới là gì? Năm 2024 Việt Nam có chấp nhận hôn nhân đồng giới không?
Có bắt buộc phải xét nghiệm HIV trước khi kết hôn hay không?
Luật hôn nhân và gia đình được áp dụng năm 2024 là luật nào?
Hành vi kết hôn với người đã chuyển giới có phải là hành vi cấm?
Cha chồng với con dâu có được kết hôn không?
Phải qua mấy đời họ hàng mới được kết hôn với nhau?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Điều kiện kết hôn có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?