Phối hợp khi xét xử sơ thẩm tại phiên tòa trong vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi được quy định như thế nào?

Phối hợp khi xét xử sơ thẩm tại phiên tòa trong vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi như thế nào? Mong anh chị giúp đỡ.

Phối hợp khi xét xử sơ thẩm tại phiên tòa trong vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi như thế nào?

Tại Điều 23 Thông tư liên tịch 01/2022/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BLĐTBXH có quy định về phối hợp khi xét xử sơ thẩm tại phiên tòa trong vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi như sau:

1. Người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng khi tham gia phiên tòa phải thực hiện theo quy định của Thông tư số 02/2018/TT-TANDTC ngày 21/09/2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết việc xét xử vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên (sau đây viết tắt là Thông tư số 02/2018), Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28/7/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về phòng xử án.

2. Trường hợp thấy cần thiết phải công bố công khai tại phiên tòa các chứng cứ, tài liệu là dữ liệu điện tử, công bố lời khai đã được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình giải quyết vụ án thì Kiểm sát viên phối hợp với Thẩm phán chủ tọa phiên tòa thực hiện việc công bố. Việc công bố tài liệu, chứng cứ công khai tại phiên tòa được thực hiện khách quan, đúng pháp luật.

Phối hợp thực hiện các hoạt động tương trợ tư pháp hình sự trong vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi như thế nào?

Tại Điều 24 Thông tư liên tịch 01/2022/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BLĐTBXH có quy định về phối hợp thực hiện các hoạt động tương trợ tư pháp hình sự trong vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi như sau:

1. Trường hợp vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi có liên quan đến yếu tố nước ngoài, nếu cần thu thập chứng cứ, lấy lời khai người tham gia tố tụng đang ở nước ngoài thì các cơ quan tiến hành tố tụng chủ động trao đổi phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao để thực hiện các hoạt động ủy thác tư pháp hình sự.

Trường hợp cần phối hợp thực hiện các hoạt động thu thập chứng cứ ở nước ngoài, nhận dạng người hoặc đồ vật bằng hình thức trực tuyến thì cơ quan tiến hành tố tụng phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao trao đổi với cơ quan tư pháp nước có liên quan để phối hợp thực hiện.

2. Khi nhận được kết quả ủy thác tư pháp của phía nước ngoài, Viện kiểm sát nhân dân tối cao kịp thời chuyển cho cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp kết quả ủy thác tư pháp chưa đầy đủ thì cơ quan tiến hành tố tụng lập yêu cầu ủy thác tư pháp phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục đề nghị cơ quan nước ngoài thực hiện ủy thác tư pháp bổ sung.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Huỳnh Minh Hân
307 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào