Lập hồ sơ thiết kế kiến trúc có phải áp dụng tiêu chuẩn quốc gia hay không?
Lập hồ sơ thiết kế kiến trúc có phải áp dụng tiêu chuẩn quốc gia không?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 03/2020/TT-BXD quy định về quy cách hồ sơ thiết kế kiến trúc như sau:
1. Hồ sơ thiết kế kiến trúc bao gồm các thành phần bản vẽ và thuyết minh.
2. Hồ sơ thiết kế kiến trúc phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Quy cách, tỷ lệ bản vẽ theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5671:2012 về hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng - hồ sơ thiết kế kiến trúc;
b) Khung tên bản vẽ phải tuân thủ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5571:2012 về hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng - bản vẽ xây dựng - khung tên.
3. Cá nhân chịu trách nhiệm về chuyên môn kiến trúc của tổ chức, người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền phải ký, đóng dấu của nhà thầu thiết kế theo quy định.
4. Chủ nhiệm thiết kế được ghi tên trong hồ sơ thiết kế phải đảm bảo:
a) Trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ thiết kế, có chuyên môn và chịu trách nhiệm cao nhất về nội dung và chất lượng của thiết kế kiến trúc, kiểm soát các bộ môn để phối hợp, thống nhất với kiến trúc;
b) Chủ nhiệm thiết kế có thể là tác giả phương án kiến trúc hoặc người trực tiếp tổ chức thực hiện ý tưởng của tác giả.
5. Chủ trì thiết kế kiến trúc được ghi tên trong hồ sơ thiết kế phải đảm bảo:
a) Phải đủ năng lực được giao chủ trì thiết kế kiến trúc công trình hoặc chủ trì thẩm tra thiết kế kiến trúc, chịu trách nhiệm về nội dung của thiết kế kiến trúc;
b) Chủ trì có thể thay thế vai trò chủ nhiệm nếu được chủ nhiệm ủy quyền.
Như vậy, khi lập hồ sơ thiết kế kiến trúc cần phải đảm bảo các yêu cầu về áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam theo như quy định trên.
Lập hồ sơ kiến trúc không đúng với quy chuẩn quốc gia bị phạt như thế nào?
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động kiến trúc như sau:
1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc đối với công trình yêu cầu phải thi tuyển.
2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lập hồ sơ thiết kế kiến trúc và xây dựng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
b) Không tổ chức lập nhiệm vụ thiết kế kiến trúc và thiết kế kiến trúc theo quy định;
c) Tổ chức thiết kế kiến trúc không đúng quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này đối với công trình chưa khởi công xây dựng công trình;
b) Buộc lập lại hồ sơ thiết kế kiến trúc và xây dựng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thiết kế kiến trúc đúng quy định với hành vi quy định tại điểm a, điểm c khoản 2 Điều này đối với công trình chưa khởi công xây dựng;
c) Buộc tổ chức lập lại nhiệm vụ thiết kế kiến trúc và thiết kế kiến trúc theo quy định với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này đối với công trình chưa khởi công xây dựng.
Theo đó, khi lập hồ sơ thiết kế kiến trúc không phù hợp quy chuẩn quốc gia sẽ bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng. Buộc tổ chức lập lại hồ sơ thiết kế kiến trúng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định với hành vi vi phạm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay từ 1000 km đến dưới 1280 km năm 2025?
- Tải toàn bộ Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT?