Có xử phạt khi trộm cắp phụ tùng ô tô không?
Trộm cắp phụ tùng ô tô có bị xử phạt không?
Trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự, căn cứ Khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 và Khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
Nếu tổng giá trị các thiết bị ô tô trong khu vực của bạn bị trộm từ 2.000.000 đồng trở lên thì tên trộm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tùy vào tình tiết vụ việc những người trộm thiết bị ô tô trong khu vực của bạn sẽ bị xử phạt theo quy định trên.
Trường hợp hành vi trộm tổng giá trị của các thiết bị ô tô trong khu vực của bạn nhỏ hơn 2.000.000 đồng thì căn cứ vào quy định Điểm a Khoản 1 và Điểm a Khoản 3 Điều 15 và Khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác như sau:
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
Theo đó, hành vi trộm thiết bị ô tô có bị xử phạt và tùy vào giá trị thiết bị ô tô trong khu vực của bạn và độ tuổi của người có hành vi vi phạm mà sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự Điều 173 Bộ luật hình sự 2015. Như vậy, bạn có thể nộp người trộm phụ tùng ô tô cho công an để công an điều tra và xử lý theo quy định pháp luật.
Độ tuổi bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi phạm tội trộm cắp tài sản?
Căn cứ Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.
b) Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);
Theo đó, nếu người trộm thuộc đối tượng trên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu không thuộc trường hợp miễn hình sự.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?