Chơi đá gà ăn tiền vi phạm pháp luật không?

Chơi đá gà ăn tiền có vi phạm pháp luật không? Chơi đá gà ăn tiền bị xử lý như thế nào? Chồng tôi hay đá gà ăn tiền, cho tôi hỏi là đá gà ăn tiền có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì sẽ bị xử lý như thế nào khi bị bắt?

Chơi đá gà có vi phạm pháp luật không?

Căn cứ Khoản 2 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

- Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật

- ...

Như vậy hình thức đá gà ăn tiền được coi là đánh bạc trái phép, là hành vi vi phạm pháp luật. 

Chơi đá gà ăn tiền bị xử lý như thế nào?

Căn cứ Điều luật trên quy định mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đá gà ăn tiền, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 cho hành vi này. Bên cạnh đó, căn cứ Khoản 6, Khoản 7 Điều 28 Nghị định này, người tham gia có thể phải chịu hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu gà và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có được. Ngoài ra đối với cá nhân tổ chức cuộc thi chọi gà có cá cược thì ngoài phải chịu mức phạt với vai trò người tham gia còn phải chịu thêm mức phạt hành chính với vai trò người tổ chức là từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định Khoản 5 Điều 28 Nghị định này.

Đối với việc xử lý hình sự, căn cứ theo Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội đánh bạc như sau:

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: (a) Có tính chất chuyên nghiệp; (b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên. (c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; (d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Theo quy định trên thì mọi hình thức đánh bạc được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị lớn hơn 5.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính, đã bị kết án mà chưa được xóa án tích thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc.

Mức xử phạt mà người tham gia phải chịu có thể là phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng 07 năm tùy theo tính chất và mức độ vi phạm.

Ngoài ra, đối với người tổ chức cuộc thi chọi gà có cá cược còn có thể bị truy tố về tội “Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc” theo quy định tại Điều 322 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tạ Thị Thanh Thảo
373 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào