Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ở lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê như thế nào?

Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê như thế nào? Quy trình việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê như thế nào?

Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê như thế nào?

Căn cứ Điều 13 Thông tư 07/2020/TT-BKHĐT quy định:

- Các trường hợp tiến hành thực hiện việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước gồm:

+ Khi không cần thiết phải lưu giữ và việc tiêu hủy không gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

+ Nếu không tiêu hủy ngày sẽ gây nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc.

- Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

+ Không để bị lộ, bị mất bí mật nhà nước.

+ Đối với tài liệu mật là văn bản in trên giấy phải được đốt hoặc xé, nghiền nhỏ tới mức không thể chắp lại được.

+ Đối với tài liệu mật lưu trữ dưới dạng băng, đĩa mềm, phim chụp ảnh, thiết bị lưu giữ ngoài giao tiếp qua cổng USB và các phương tiện lưu trữ tương tự, việc tiêu hủy phải làm thay đổi toàn bộ hình dạng và tính năng, tác dụng để không thể phục hồi, khai thác hoặc sử dụng được.

- Thẩm quyền tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quy định như sau:

+ Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

+ Người đứng đầu Tổng cục, Cục, Vụ và tương đương thuộc Bộ, trừ người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

+ Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

+ Người đứng đầu Tổng cục, Cục, Vụ và tương đương thuộc Bộ.

+ Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ; người đứng đầu đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê.

+ Người đứng đầu Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

+ Công chức, viên chức đang quản lý tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quyền quyết định tiêu hủy trong trường hợp nếu không tiêu hủy ngày sẽ gây nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc và báo cáo ngày bằng văn bản về việc tiêu hủy với người có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản này.

Quy trình việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê như thế nào?

Căn cứ Khoản 4 Điều 13 Thông tư trên quy định việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong trường hợp không cần thiết phải lưu giữ và việc tiêu hủy không gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc được quy định như sau:

- Người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước, bao gồm:

+ Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

+ Người đứng đầu Tổng cục, Cục, Vụ và tương đương thuộc Bộ, trừ người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

+ Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

+ Người đứng đầu Tổng cục, Cục, Vụ và tương đương thuộc Bộ.

+ Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ; người đứng đầu đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê.

+ Người đứng đầu Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước bao gồm đại diện lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước làm Chủ tịch Hội đồng; người trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan.

- Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có trách nhiệm rà soát tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được đề nghị tiêu hủy, báo cáo người có thẩm quyền ban hành quyết định tiêu hủy.

- Hội đồng tiêu hủy tài liệu mật có trách nhiệm lập biên bản thống kê đầy đủ danh mục từng tài liệu mật cần tiêu hủy, trong đó phải ghi rõ số công văn, số bản, trích yếu tài liệu. Nội dung biên bản phải phản ánh phương thức, trình tự tiến hành và người thực hiện tiêu hủy tài liệu mật theo quy định của pháp luật. Biên bản phải có chữ ký đầy đủ của các thành viên Hội đồng tiêu hủy.

- Hồ sơ tiêu hủy phải được lưu trữ bao gồm quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy; danh sách tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đề nghị tiêu hủy; biên bản họp Hội đồng tiêu hủy; quyết định tiêu hủy, biên bản tiêu hủy và tài liệu khác có liên quan.

Trân trọng!

Đầu tư
Hỏi đáp mới nhất về Đầu tư
Hỏi đáp Pháp luật
Các tỉnh thành Việt Nam thì tỉnh thành nào có tiềm năng đầu tư cao?
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm quyền quyết định đầu tư của công ty đầu tư vốn kinh doanh nhà nước được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, ngành trung ương trong đầu tư công là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Thời gian quyết định và quyết định điều chỉnh chương trình, dự án trong đầu tư công là bao lâu?
Hỏi đáp pháp luật
Thời gian thẩm định chương trình, dự án trong đầu tư công là bao lâu?
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án điều chỉnh trong đầu tư công bao gồm những nội dung gì?
Hỏi đáp pháp luật
Công ty quản lý quỹ không tuân thủ điều lệ quỹ đầu tư bị phạt thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Nội dung thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối chương trình điều chỉnh trong đầu tư công được quy định thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm định chương trình đầu tư điều chỉnh trong đầu tư công gồm những nội dung gì?
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm định dự án trong đầu tư công gồm những nội dung gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đầu tư
Tạ Thị Thanh Thảo
235 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đầu tư
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào