Quy định về quản lý tài sản viện trợ không hoàn lại của nước ngoài
Quản lý, sử dụng và xử lý tài sản hình thành từ nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc phạm vi NSNN
Căn cứ Khoản 1 Điều 17 Thông tư 23/2022/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 20/05/2022) việc quản lý, sử dụng và xử lý tài sản hình thành từ nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc phạm vi NSNN như sau:
Việc quản lý, sử dụng và xử lý tài sản hình thành từ nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc phạm vi NSNN (trừ tài sản tại khoản 2 Điều này) thực hiện theo quy định của pháp luật quản lý, sử dụng tài sản công.
a) Trong quá trình thực hiện chương trình, dự án, phi dự án viện trợ, cơ quan chủ quản và chủ chương trình, dự án, phi dự án có trách nhiệm hạch toán ngân sách nhà nước, quản lý, sử dụng tài sản của chương trình, dự án, phi dự án theo quy định của pháp luật về tài sản công.
b) Khi kết thúc chương trình, dự án viện trợ, cơ quan chủ quản chỉ đạo chủ chương trình, dự án, phi dự án viện trợ bàn giao tài sản cho đơn vị khai thác, vận hành tài sản theo quy định của Hiệp định viện trợ/Thỏa thuận viện trợ, văn kiện chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và quy định pháp luật liên quan.
Quản lý, sử dụng và xử lý tài sản hình thành từ nguồn viện trợ không hoàn lại của nước thuộc phạm vi NSNN
Căn cứ Khoản 2 Điều này việc quản lý, sử dụng và xử lý tài sản hình thành từ nguồn viện trợ không hoàn lại của nước thuộc phạm vi NSNN như sau:
Đối với tài sản được hình thành từ nguồn vốn viện trợ thuộc diện NSNN đầu tư hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 hoặc điểm b khoản 1 Điều 38 Luật Ngân sách nhà nước và Luật số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014 về quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp thì việc quản lý, sử dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan.
Đối với tài sản hình thành từ vốn viện trợ bằng hàng hóa, hiện vật được bên tài trợ mua sắm và cung cấp cho bên Việt Nam, hoặc bên nước ngoài thực hiện tại Việt Nam và bàn giao tài sản, kết quả cho bên Việt Nam, đơn vị tiếp nhận phối hợp với Kho bạc Nhà nước thực hiện việc hạch toán thu, chi NSNN; đồng thời hạch toán tăng tài sản tại đơn vị theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?