Quan điểm, nguyên tắc lồng ghép nội dung, phòng chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội

Quan điểm và nguyên tắc lồng ghép nội dung, phòng chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội được quy định như thế nào?

Quan điểm lồng ghép nội dung, phòng chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội

Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Thông tư 10/2021/TT-BKHĐT quan điểm lồng ghép nội dung, phòng chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội như sau:

a) Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch được thực hiện theo hướng kết hợp đa mục tiêu để tăng tính thích ứng với thiên tai, giảm thiểu thiệt hại của thiên tai và không làm phát sinh nguy cơ, rủi ro mới ở trước mắt cũng như lâu dài.

b) Lồng ghép hài hòa cả hai nhóm biện pháp công trình và phi công trình cho cả ba giai đoạn: Trước, trong và sau thiên tai.

c) Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch được thực hiện nhằm tăng hiệu quả của các nguồn lực (tài chính, con người và tự nhiên) và hạn chế sự chồng chéo, lãng phí trong các hoạt động đầu tư, chương trình phát triển.

Nguyên tắc lồng ghép nội dung, phòng chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội

Căn cứ Khoản 2 Điều này nguyên tắc lồng ghép nội dung, phòng chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội như sau:

a) Quy hoạch, Kế hoạch có nội dung phòng, chống thiên tai và được lồng ghép, xây dựng phù hợp với đặc thù thiên tai của từng vùng, địa phương để bảo đảm phát triển bền vững; góp phần phát triển ngành, phát triển kinh tế xã hội và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

b) Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai là một hoạt động của nhiệm vụ xây dựng Quy hoạch, Kế hoạch. Trường hợp, Quy hoạch, Kế hoạch đã được phê duyệt mà chưa có nội dung phòng, chống thiên tai thì thực hiện bổ sung khi điều chỉnh Quy hoạch, Kế hoạch đó. Cách thức lồng ghép bổ sung được thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

c) Các biện pháp phòng, chống thiên tai khi lồng ghép được tiến hành có trọng tâm, có thứ tự ưu tiên, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng ngành, từng địa phương. Các biện pháp phòng, chống thiên tai đưa vào Quy hoạch, Kế hoạch đảm bảo thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

d) Quá trình lồng ghép cần xem xét, xác định quy mô của rủi ro thiên tai đối với các lĩnh vực phát triển. Việc đánh giá, xác định nguy cơ và các biện pháp giảm nhẹ rủi ro được đề xuất theo từng lĩnh vực.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

406 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào