Việc phát triển thanh toán số theo Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Công tác phát triển thanh toán số và các ngành, lĩnh vực khác theo Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 quy định thế nào?

1. Công tác phát triển thanh toán số theo Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Căn cứ Tiểu mục 9 Mục IV Điều 1 Quyết định 411/QĐ-TTg năm 2022 quy định về công tác phát triển thanh toán số theo Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 như sau:

Phát triển thanh toán số theo hướng phổ cập tài chính toàn diện, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Các nhiệm vụ trọng tâm bao gồm:

a) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định của Chính phủ về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng.

b) Rà soát, sửa đổi quy định, chính sách về tài chính, phí, lệ phí theo hướng loại bỏ các rào cản thanh toán không sử dụng tiền mặt, từ đó, khuyến khích người dân thực hiện các giao dịch không sử dụng tiền mặt.

c) Tổ chức triển khai hiệu quả Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.

d) Tổ chức triển khai hiệu quả Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025 tại Quyết định 1813/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.

đ) Triển khai Chương trình thúc đẩy dịch vụ Mobile-Money, tập trung ưu tiên ở các vùng, miền có tỷ lệ phổ cập dịch vụ ngân hàng còn ở mức thấp. Hướng dẫn, triển khai Chương trình hỗ trợ bệnh viện, trường học thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt và chuyển đổi số quản trị hoạt động của đơn vị.

e) Đổi mới công nghệ và nghiệp vụ hệ thống thanh toán liên ngân hàng theo thông lệ quốc tế; nâng cấp phát triển hệ thống thanh toán bù trừ điện tử, đáp ứng yêu cầu về số lượng giao dịch, đặc biệt là các giao dịch thanh toán vi mô, giá trị nhỏ dự kiến bùng nổ trong nền kinh tế số.

g) Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về tiền kỹ thuật số dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain).

h) Xây dựng và ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về hóa đơn điện tử phù hợp với thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế.

i) Xây dựng nền tảng hóa đơn điện tử quốc gia, kết nối, liên thông với toàn bộ các cơ quan thuế, cho phép thanh toán hóa đơn điện tử, rút ngắn thời gian thực hiện giao dịch điện tử.

2. Việc phát triển ngành, lĩnh vực khác theo Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Căn cứ Tiểu mục 8 Mục V Điều 1 Quyết định 411/QĐ-TTg năm 2022 quy định về việc phát triển ngành du lịch theo Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 như sau:

Đối với các ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính, giao thông vận tải, logistics, xây dựng và bất động sản, các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và các ngành, lĩnh vực khác: tập trung phát triển kinh tế số và xã hội số trong từng ngành, lĩnh vực theo hướng thiết lập môi trường phù hợp cho đổi mới sáng tạo, tăng cường sự chỉ đạo chiến lược và khai thác linh hoạt nguồn lực tài chính cho hoạt động hỗ trợ chuyển đổi số, hình thành hệ sinh thái kinh tế số, xã hội số ngành, lĩnh vực. Các nhiệm vụ trọng tâm bao gồm:

a) Xây dựng và tổ chức triển khai Kế hoạch hành động phát triển kinh tế số và xã hội số trong ngành, lĩnh vực, chuyển dịch từ sản xuất truyền thống sang kinh tế số ngành, chuyển đổi số mạnh mẽ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong ngành, lĩnh vực; phát động và thu hút làn sóng doanh nghiệp công nghệ đầu tư phục vụ ngành, lĩnh vực; phát triển các nền tảng số ngành phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp và người dân.

b) Xây dựng và tổ chức triển khai nền tảng dữ liệu số ngành, lĩnh vực trong đó cơ quan nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh đóng vai trò nòng cốt và người dân tham gia tích cực trong việc thu thập, chuẩn hóa, mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ sản xuất, kinh doanh trong ngành, lĩnh vực; kịp thời cung cấp thông tin, tư vấn, dự báo tình hình cho doanh nghiệp và người dân.

c) Xây dựng và tổ chức triển khai nền tảng số chuyên ngành, nền tảng quản trị và kinh doanh theo từng lĩnh vực phục vụ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong ngành; kết nối, liên kết giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp và chính phủ, giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước; tạo môi trường hình thành các dịch vụ mới, mô hình kinh doanh mới, tạo điều kiện khai thác hiệu quả hệ sinh thái kinh doanh trên không gian mạng.

d) Tổ chức triển khai đào tạo kỹ năng số chuyên ngành cho lực lượng lao động trong ngành, lĩnh vực; đào tạo công nghệ số chuyên ngành, chuyển đổi số chuyên ngành tại các cơ sở đào tạo đại học, sau đại học trong ngành, lĩnh vực.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,124 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào