Có thể dùng ngôn ngữ, ký hiệu trong tố tụng dân sự không?

Có thể dùng ngôn ngữ, ký hiệu trong tố tụng dân sự không? Người thân của người khuyết tật có thể làm thông dịch trong phiên tòa không? Con tôi bị khuyết tật nhưng là người có quyền nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự. Tôi muốn hỏi là con tôi có được dùng ngôn ngữ, ký hiệu trong phiên tòa không? Nếu được thì tôi có thể dịch lại cho con tôi không?

Có thể dùng ngôn ngữ, ký hiệu trong tố tụng dân sự không?

Căn cứ theo Điều 20 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự như sau:

Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự là tiếng Việt.

Người tham gia tố tụng dân sự có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình; trường hợp này phải có người phiên dịch.

Người tham gia tố tụng dân sự là người khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn có quyền dùng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật; trường hợp này phải có người biết ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật để dịch lại.

Như vậy, trong trường hợp người tham gia là người khuyết tật thì hoàn toàn có quyền dùng ngôn ngữ, ký hiệu dành riêng cho người người khuyết tật nhưng phải có người biết ngôn ngữ và ký hiệu để dịch lại.

Người thân của người khuyết tật có thể làm thông dịch trong phiên tòa không?

Theo Điều 81 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về người phiên dịch như sau:

1. Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt. Người phiên dịch được một bên đương sự lựa chọn hoặc các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để phiên dịch.

2. Người biết chữ của người khuyết tật nhìn hoặc biết nghe, nói bằng ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật nghe, nói cũng được coi là người phiên dịch.

Trường hợp chỉ có người đại diện hoặc người thân thích của người khuyết tật nhìn hoặc người khuyết tật nghe, nói biết được chữ, ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật thì người đại diện hoặc người thân thích có thể được Tòa án chấp nhận làm người phiên dịch cho người khuyết tật đó.

Như vậy, theo quy định thì trong trường hợp chỉ có người đại diện hoặc người thân thích của người khuyết biết ngôn ngữ, ký hiệu thì có thể được Tòa án chấp nhận làm người phiên dịch cho người khuyết tật.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

248 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào