Công ty sử dụng 200 lao động thì phải có bao nhiêu người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu?

Công ty có 200 lao động thì phải có bao nhiêu người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu? Công ty của tôi có sử dụng 200 công nhân vậy phải có nhiêu người làm công tác sơ cứu, cấp cứu?

Công ty có 200 lao động thì phải có bao nhiêu người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu?

Căn cứ Khoản 2, Khoản 3 Điều 7 Thông tư 19/2016/TT-BYT có quy định như sau:

2. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh có công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động sắp xếp và bố trí số lượng người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu như sau:

a) Dưới 100 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu;

b) Cứ mỗi 100 người lao động tăng thêm phải bố trí thêm ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu.

3. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh khác, người sử dụng lao động sắp xếp và bố trí số lượng người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu như sau:

a) Dưới 200 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu;

b) Cứ mỗi 150 người lao động tăng thêm phải bố trí thêm ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu.

Như vậy, nếu công ty của bạn sản xuất, kinh doanh công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thì phải có ít nhất 2 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu.

Nếu công ty của bạn không sản xuất, kinh doanh công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thì phải có ít nhất 1 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu.

Lực lượng sơ cứu, cấp cứu gồm những ai?

Căn cứ Khoản 1 Điều này lực lượng sơ cứu, cấp cứu gồm:

a) Người lao động được người sử dụng lao động phân công tham gia lực lượng sơ cứu. Việc phân công người lao động tham gia lực lượng sơ cứu phải đáp ứng các tiêu chí sau:

- Có đủ sức khỏe và tình nguyện tham gia các hoạt động sơ cứu, cấp cứu;

- Có thể có mặt sớm nhất tại vị trí xảy ra tai nạn lao động để hỗ trợ sơ cứu, cấp cứu trong thời gian làm việc;

- Được huấn luyện về sơ cứu, cấp cứu theo hướng dẫn tại Điều 9 của Thông tư này.

b) Người làm công tác y tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh.

Trân trọng!

Người lao động
Hỏi đáp mới nhất về Người lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Lệ phí cấp giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 năng suất lao động hằng năm tăng bao nhiêu theo Nghị quyết 18-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Đơn xin nghỉ không lương mới nhất, chuẩn nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi sinh con người lao động nhận được các khoản tiền nào? Nhận được bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ở khu vực bị cấm thì bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động được tuyển dụng và sử dụng người chưa đủ 13 tuổi đối với các công việc thể dục thể thao không?
Hỏi đáp Pháp luật
Phải bố trí khu vực sơ cứu cấp cứu khi doanh nghiệp có bao nhiêu người lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty có phải báo trước khi chuyển người lao động làm công việc khác không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã về việc sử dụng lao động giúp việc gia đình không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào không bị trừ lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người lao động
1,180 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Người lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào