Thẩm quyền trong việc quản lý tài sản công đối với đơn vị sự nghiệp công lập và hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin
Thẩm quyền quản lý tài sản công đối với đơn vị sự nghiệp công lập
Căn cứ Điều 7 Quy định về phân cấp, ủy quyền quản lý tài chính, tài sản công, mua sắm hàng hóa, dịch vụ, đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin và đầu tư công ban hành kèm theo Quyết định 496/QĐ-BTP năm 2022 thẩm quyền quản lý tài sản công đối với đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
1. Bộ trưởng:
a) Quyết định phê duyệt Đề án sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính về việc sử dụng tài sản vào mục đích liên doanh, liên kết.
b) Bộ trưởng ủy quyền cho Thứ trưởng phụ trách đơn vị:
Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư; phê duyệt quyết toán dự án cải tạo, sửa chữa cơ sở hoạt động sự nghiệp công lập có tổng mức đầu tư từ 05 tỷ đồng trở lên trừ trường hợp quy định tại điểm d, khoản 3 Điều này.
2. Bộ trưởng phân cấp cho Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên:
a) Quyết định mua sắm, bán tài sản công (trừ cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô), thuê tài sản công từ nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp hoặc từ nguồn vốn vay, vốn huy động theo chế độ quy định để phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp và hoạt động kinh doanh của đơn vị;
b) Quyết định thanh lý đối với các tài sản công (trừ cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô);
c) Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư; phê duyệt quyết toán dự án sửa chữa cơ sở hoạt động sự nghiệp có tổng mức đầu tư dưới 05 tỷ đồng từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị; nguồn chi thường xuyên do ngân sách nhà nước cấp;
đ) Thẩm quyền quyết định các nội dung khác ngoài nội dung tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản này thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Quy định này.
3. Bộ trưởng phân cấp cho Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên:
a) Quyết định mua sắm, bán tài sản công (trừ cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô), thuê tài sản công từ nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp hoặc từ nguồn vốn vay, vốn huy động theo chế độ quy định để phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp và hoạt động kinh doanh của đơn vị;
b) Quyết định thanh lý đối với các tài sản công (trừ cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô);
c) Quyết định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg;
d) Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư; phê duyệt quyết toán dự án cải tạo, sửa chữa cơ sở hoạt động sự nghiệp công lập từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị và dự án có tổng mức đầu tư dưới 05 tỷ đồng sử dụng nguồn chi thường xuyên do ngân sách nhà nước cấp;
đ) Thẩm quyền quyết định các nội dung khác ngoài nội dung tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản này thực hiện theo quy định tại Điều 6 Quy định này.
4. Thẩm quyền của Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản công lại đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư. Các nội dung chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài sản công được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Thẩm quyền thực hiện quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin
Căn cứ Điều 8 Quy định này thẩm quyền thực hiện quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin như sau:
1. Thẩm quyền thực hiện quản lý dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sau đây được thực hiện tương tự như thẩm quyền quy định tại Điều 9 về quản lý đầu tư công:
a) Dự án ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách nhà nước;
b) Dự án ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí từ nguồn thu được để lại của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp;
c) Các hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên có mức kinh phí trên 15 tỷ đồng để thiết lập mới, mở rộng hoặc nâng cấp cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, cơ sở dữ liệu.
2. Thẩm quyền thực hiện quản lý các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên, nguồn thu được để lại theo chế độ sau đây, thực hiện theo quy định của pháp luật về mua sắm hàng hóa nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị quy định tại Điều 5 hoặc mua sắm tài sản công quy định tại Điều 6, Điều 7 Quy định này:
a) Mua sắm dự phòng, thay thế các thiết bị phần cứng thuộc hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện có;
b) Mua sắm thiết bị không cần lắp đặt, phần mềm thương mại; bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần mềm; quản lý vận hành, thuê quản trị, hỗ trợ kỹ thuật hệ thống thông tin, dịch vụ an ninh mạng, an toàn thông tin;
c) Tạo lập, duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu; đảm bảo hoạt động cho cổng/trang thông tin điện tử;
d) Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin có mức kinh phí từ 200 triệu đồng trở xuống để thiết lập mới, mở rộng hoặc nâng cấp cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, cơ sở dữ liệu;
đ) Các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên để khắc phục ngay hoặc xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố thiên tai, hỏa hoạn hoặc thực thi nhiệm vụ giải quyết sự cố theo yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc yêu cầu nghiệp vụ quy định tại văn bản quy phạm pháp luật.
3. Thẩm quyền thực hiện quản lý đối với hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin để thiết lập mới, mở rộng hoặc nâng cấp cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, cơ sở dữ liệu sử dụng kinh phí chi thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước yêu cầu phải lập đề cương và dự toán chi tiết:
a) Bộ trưởng ủy quyền cho Thứ trưởng phụ trách đơn vị:
Quyết định phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết, kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin để thiết lập mới, mở rộng hoặc nâng cấp cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, cơ sở dữ liệu có tổng giá trị từ trên 500 triệu đồng đến 15 tỷ đồng của các đơn vị thuộc Bộ (trừ nội dung phân cấp cho đơn vị tại điểm b, điểm d khoản này).
b) Bộ trưởng phân cấp cho Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự:
Quyết định phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết, kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin để thiết lập mới, mở rộng hoặc nâng cấp cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, cơ sở dữ liệu có tổng giá trị từ trên 200 triệu đồng đến 03 tỷ đồng của các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc.
c) Bộ trưởng phân cấp cho Cục trưởng thuộc Bộ, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, người đứng đầu Ban quản lý chương trình, dự án; Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ (trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này):
Quyết định phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết, kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin để thiết lập mới, mở rộng hoặc nâng cấp cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, cơ sở dữ liệu có tổng giá trị từ trên 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng.
d) Bộ trưởng phân cấp cho Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên quyết định phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết, kế hoạch lựa chọn nhà thầu với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin để thiết lập mới, mở rộng hoặc nâng cấp cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, cơ sở dữ liệu sử dụng nguồn thu sự nghiệp được để lại của đơn vị.
4. Thẩm quyền quản lý thực hiện hoạt động thuê dịch vụ công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn thu được để lại: Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thuê, kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?