Quy định về thành lập hội đồng kiểm tra trình độ kỹ năng nghề trong Quân đội

Quy định thành lập hội đồng kiểm tra trình độ kỹ năng nghề trong Quân đội, quy định nhiệm vụ của Hội đồng kiểm tra trình độ kỹ năng nghề trong Quân đội

Quy định thành lập hội đồng kiểm tra trình độ kỹ năng nghề trong Quân đội

Theo quy định tại Điều 18 Quy định về nội dung, phương pháp tổ chức đánh giá năng lực, trình độ chuyên môn kỹ thuật đối với quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng là nhân viên kỹ thuật trong Quân đội ban hành kèm Quyết định 275/QĐ-BQP năm 2021 về thành lập hội đồng kiểm tra như sau:

1. Đối với trung đoàn và đơn vị tương đương, thủ trưởng đơn vị thành lập 01 (một) Hội đồng kiểm tra trình độ kỹ năng nghề trình độ đào tạo chuyên môn kỹ thuật trung cấp, sơ cấp (không áp dụng đối với trung đoàn bộ binh).

2. Đối với sư đoàn, lữ đoàn và đơn vị tương đương trở lên: Căn cứ vào địa bàn đóng quân và số lượng nhân viên kỹ thuật, thủ trưởng đơn vị quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra trình độ kỹ năng nghề.

3. Trường hợp cơ quan, đơn vị không đủ điều kiện thành lập Hội đồng kiểm tra quy định tại Điều 22, 23 Quy định này, báo cáo Tổng cục Kỹ thuật để được chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện.

4. Thành phần Hội đồng kiểm tra:

a) Chủ tịch Hội đồng: 01 đồng chí chỉ huy đơn vị;

b) Các Phó Chủ tịch hội đồng bao gồm: Chỉ huy các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần và kỹ thuật, trong đó chỉ huy cơ quan kỹ thuật là Phó Chủ tịch Hội đồng thường trực;

c) Thành viên Hội đồng:

- Trợ lý các chuyên ngành kỹ thuật;

- Trợ lý (hoặc nhân viên) cơ quan nhân sự.

Quy định nhiệm vụ của Hội đồng kiểm tra trình độ kỹ năng nghề trong Quân đội

Căn cứ Điều 19 Quy định về nội dung, phương pháp tổ chức đánh giá năng lực, trình độ chuyên môn kỹ thuật đối với quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng là nhân viên kỹ thuật trong Quân đội ban hành kèm Quyết định 275/QĐ-BQP năm 2021 quy định về nhiệm vụ của Hội đồng kiểm tra như sau:

1. Xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra.

2. Xét và phê duyệt danh sách nhân viên kỹ thuật tham dự kiểm tra.

3. Phê duyệt đề kiểm tra, đáp án và thang điểm kiểm tra.

4. Ban hành quy chế kiểm tra.

5. Quyết định thành lập Ban giám khảo.

6. Tổ chức ôn luyện, kiểm tra và đánh giá kết quả kiểm tra.

7. Phê duyệt và công nhận kết quả kiểm tra của từng thí sinh.

8. Báo cáo kết quả kiểm tra.

9. Thông báo kết quả về cơ quan, đơn vị có đối tượng tham dự kiểm tra.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Hồng Công Minh
568 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào