Góp tài sản là quyền sử dụng đất của thành viên ban sáng lập quỹ từ thiện vào quỹ như nào?
Góp tài sản là quyền sử dụng đất của thành viên ban sáng lập quỹ từ thiện vào quỹ như thế nào?
Căn cứ Điều 23 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về chuyển quyền sở hữu tài sản đóng góp thành lập quỹ của sáng lập viên như sau:
Thành viên Ban sáng lập quỹ phải chuyển quyền sở hữu tài sản đóng góp thành lập quỹ như sau:
1. Đối với tiền đồng Việt Nam, các sáng lập viên chuyển trực tiếp vào tài khoản của quỹ.
2. Đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì bên góp vốn bằng tài sản hoặc quyền sử dụng đất theo thỏa thuận phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng đất cho quỹ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp tài sản phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản đóng góp có xác nhận bằng biên bản. Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của quỹ; họ, tên, địa chỉ thường trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân, hộ chiếu của cá nhân và số giấy phép thành lập của tổ chức đóng góp tài sản; loại tài sản và số đơn vị tài sản đóng góp; tổng giá trị tài sản đóng góp; ngày giao nhận; chữ ký của người đóng góp hoặc đại diện theo ủy quyền của người đóng góp tài sản và người đại diện theo pháp luật của quỹ.
Theo đó, thành viên ban sáng lập khi góp tài sản là quyền sử dụng đất vào quỹ từ thiện theo thỏa thuận thì phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho quỹ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong trường hợp trên, anh/chị có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất để quy đổi tiền đồng Việt Nam chuyển thẳng trực tiếp vào tài khoản quỹ hoặc có thể làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng đất cho quỹ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để góp tài sản.
Cơ quan nào thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất để góp tài sản thành lập quỹ từ thiện?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định về thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực đất đai như sau:
1. Văn phòng đăng ký đất đai:
a) Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hiện có ở địa phương; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật.
Văn phòng đăng ký đất đai có chức năng thực hiện đăng ký đất đai và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu;
b) Văn phòng đăng ký đất đai có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai được thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Kinh phí hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Như vậy, việc thực hiện chuyển quyền sử dụng đất để góp tài sản thành lập quỹ từ thiện được thực hiện ở văn phòng đăng ký đất đai.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?