Phân biệt đặt cọc, ký cược, ký quỹ? Mua đất có bắt buộc phải đặt cọc không?
Đặt cọc, ký cược, ký quỹ và cách phân biệt?
Chào Ban tư vấn, nhờ Ban tư vấn hãy giải đáp giúp em vấn đề sau trong thời gian sớm nhất. Em hay bị nhầm lẫn giữa đặt cọc, ký cược, ký quỹ. Ban tư vấn hãy giúp em phân biệt đặt cọc, ký cược, ký quỹ. Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều!
Tiêu chí | Đặt cọc | Ký cược | Ký quỹ |
Khái niệm | Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. | Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê. | Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ. |
Chủ thể |
Bên đặt cọc Bên nhận đặt cọc |
Bên thuê tài sản là động sản Bên cho thuê tài sản là động sản |
Bên có quyền Bên có nghĩa vụ Tổ chức tín dụng |
Tài sản bảo đảm | Tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác. | Tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác. | Tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá . |
Mục đích | Bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. | Bảo đảm việc trả lại tài sản thuê. | Bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ. |
Hậu quả pháp lý |
Hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. |
Tài sản thuê được trả lại thì bên thuê được nhận lại tài sản ký cược sau khi trả tiền thuê. Tài sản thuê không còn để trả lại thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê. |
Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ. |
Căn cứ pháp lý |
Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 |
Điều 329 Bộ luật Dân sự 2015 |
Điều 330 Bộ luật Dân sự 2015 |
Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Mua đất có bắt buộc phải đặt cọc không?
Tôi đang có dự định mua đất để đầu tư sinh lãi, đã tìm được miếng đất thích hợp nhưng chưa xoay đủ tiền và chưa tìm hiểu kỹ nên tôi đang lưỡng lự, bên mua giới nhà đất yêu cầu tôi phải đặt cọc. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi, mua đất có bắt buộc phải đặt cọc một ít trước không?
Trả lời: Tại Khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 thì:
Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;
Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
=> Thực hiện việc đặt cọc giữa bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc nhằm đảm bảo việc giao kết thực hiện hợp đồng mà các bên có mong muốn thực hiện. Việc đặt cọc được xem như là điều kiện ràng buộc giữa các bên để đảm bảo quyền và nghĩa vụ giữa các bên đã thỏa thuận trước đó.
Việc đăt cọc là một thỏa thuận dân sự tự nguyện của các bên trong quá trình giao kết và thực hiện giao dịch dân sự, pháp luật không có quy định nào bắt buộc các bên phải đặt cọc trước khi giao kết hợp đồng.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Đặt cọc mua nhà nhưng chủ nhà không muốn bán nữa có được lấy lại cọc không?
Tôi đã đặt cọc mua nhà cho chủ nhà. Chỉ còn 2 ngày nữa là chúng tôi sẽ giao kết hợp đồng mua bán nhà. Tuy nhiên chủ nhà lại đổi ý không muốn bán nữa. Tôi thắc mắc rằng không biết mình có được nhận lại tiền cọc không do lúc tôi đưa tiền cọc cho chủ nhà thì không đề cập đến vấn đề này. Ngoài ra tôi có được chủ nhà bồi thường không? Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều!
Trả lời: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015:
Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
==> Như vậy, đối với trường hợp của bạn do bạn và chủ nhà không thỏa thuận về vấn đề sẽ trả lại cọc nếu như không giao kết hợp đồng thì sẽ thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Do chủ nhà là bên nhận cọc không thực hiện hợp đồng bán nhà nên chủ nhà phải trả lại cho bạn phần tiền đã đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc.
Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?