Kiểm tra lâm sàn trước khi giết mổ lợn được thực hiện thế nào?

Kiểm tra lâm sàn trước khi giết mổ lợn được thực hiện như thế nào? Cơ sở tôi đang chăn nuôi lợn và sắp giết mổ để đưa ra thị trường, vậy cho tôi hỏi trước khi giết mổ lợn thì việc kiểm tra lâm sàn được thực hiện như thế nào? Cảm ơn anh chị rất nhiều!

Kiểm tra lâm sàn trước khi giết mổ lợn được thực hiện như thế nào?

Tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT có quy định về việc kiểm tra lâm sàn đối với gia súc nuôi trên cạn như sau:

3. Kiểm tra lâm sàng động vật:

a) Phải được tiến hành tại khu vực chờ giết mổ, có đủ ánh sáng;

b) Quan sát các biểu hiện lâm sàng của động vật: Trường hợp phát hiện động vật có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, phải cách ly động vật và kiểm tra lại toàn đàn. Mọi trường hợp động vật có dấu hiệu bất thường đều phải được đánh dấu, tách riêng, theo dõi và xử lý theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này;

c) Chỉ cho phép giết mổ gia súc đáp ứng yêu cầu tại Điều 4, sạch, được lưu giữ tại khu vực chờ giết mổ để bảo đảm gia súc trở về trạng thái bình thường và đã được kiểm tra lâm sàng trước khi giết mổ;

d) Đối với động vật lưu giữ chưa giết mổ sau 24 giờ, phải tái kiểm tra lâm sàng.

Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành thì trước khi giết mổ lợn thì cần phải thực hiện kiểm tra lâm sàn theo các yêu cầu được quy định tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT.

Trường hợp phát hiện thấy có dấu hiệu bệnh tích ở thân thịt khi đang kiểm tra sau quá trình giết mổ gia súc nuôi trên cạn thì phải làm sao?

Tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT có quy định về kiểm tra sau giết mổ các loại gia súc nuôi như sau:

3. Trong trường hợp phát hiện thấy có dấu hiệu bệnh tích ở thân thịt, phủ tạng, phải đánh dấu, tách riêng và đưa tới khu xử lý để kiểm tra lại lần cuối trước khi đưa ra quyết định xử lý; đóng dấu “XỬ LÝ V.S.T.Y” hoặc dấu “HỦY” sau khi có quyết định xử lý đối với sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.

Như vậy, trong trường hợp phát hiện thấy có dấu hiệu bệnh tích ở thân thịt khi đang kiểm tra sau quá trình giết mổ gia súc nuôi trên cạn thì phải đánh dấu, tách riêng và đưa tới khu xử lý để kiểm tra lại lần cuối trước khi đưa ra quyết định xử lý; đóng dấu “XỬ LÝ V.S.T.Y” hoặc dấu “HỦY” sau khi có quyết định xử lý đối với sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.

Trân trọng!

Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Huỳnh Minh Hân
261 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào