Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng nghi lễ đối ngoại? Nguyên tắc thực hiện nghi lễ đối ngoại?
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng nghi lễ đối ngoại
Căn cứ Điều 1, Điều 2 Nghị định 18/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 10/4/2022) quy định về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng nghi lễ đối ngoại như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định nghi lễ đối ngoại, bao gồm:
a) Đón, tiếp các đoàn khách cấp cao nước ngoài thăm cấp nhà nước, thăm chính thức, thăm làm việc, thăm nội bộ, thăm cá nhân, quá cảnh; đón, tiếp Bộ trưởng, Trưởng các cơ quan của Nghị viện hoặc cấp tương đương và một số đoàn khách quốc tế khác;
b) Tiễn, đón Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi thăm, dự hội nghị quốc tế ở nước ngoài; thư, điện mừng, điện chia buồn, thăm hỏi của Lãnh đạo cấp cao;
c) Nghi lễ dành cho Trưởng cơ quan đại diện nước ngoài, bao gồm Trưởng cơ quan đại diện ngoại giao, Trưởng cơ quan đại diện lãnh sự, và Trưởng cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
2. Trường hợp đặc biệt, cơ quan chủ trì kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định việc tổ chức đón, tiếp các đối tượng khách khác.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan Đảng và Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, các tổ chức, cá nhân có liên quan khi thực hiện nghi lễ đối ngoại quy định tại Điều 1 Nghị định này.
Nguyên tắc thực hiện nghi lễ đối ngoại
Tại Khoản 9 Điều 3 Nghị định 18/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 10/4/2022) giải thích “Cơ quan chủ trì” là cơ quan chủ trì tổ chức các hoạt động đón, tiếp, đoàn khách nước ngoài và chủ trì tổ chức sự kiện quốc tế.
Bên cạnh đó, tại Điều 4 Nghị định này quy định về nguyên tắc thực hiện nghi lễ đối ngoại như sau:
1. Cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện nghi lễ đối ngoại phải tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật và thông lệ quốc tế.
2. Việc tổ chức nghi lễ đối ngoại phải được thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống chính trị bao gồm các cơ quan Đảng và Nhà nước, phục vụ yêu cầu chính trị, đối ngoại của Đảng và Nhà nước, khẳng định được vị thế và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với hệ thống chính trị Việt Nam.
3. Cơ quan chủ trì kiến nghị các biện pháp nghi lễ đối ngoại trên cơ sở đối đẳng, có đi có lại; chú trọng xử lý các khác biệt giữa hệ thống chính trị, phong tục, văn hóa Việt Nam với hệ thống chính trị, phong tục, văn hóa nước khách.
4. Các trường hợp đặc biệt thực hiện theo đề án riêng và báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?