Công chứng hợp đồng ủy quyền
Công chứng hợp đồng ủy quyền
Xin cho tôi hỏi: Trường hợp nội dung ủy quyền là thay mặt bên ủy quyền trong việc chuyển quyền sở hữu tài sản, tặng cho, thế chấp tài sản là bất động sản thì có được công chứng hoặc chứng thực không? Cơ sở pháp lý quy định về nội dung này?
Trả lời:
Điều 2 Luật công chứng năm 2014 quy định:
- Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
- Việc ủy quyền thực hiện quyền chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp tài sản là bất động sản là một giao dịch dân sự, được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu tự nguyện của người yêu cầu công chứng. Vậy, bạn có thể đến bất kỳ tổ chức hành nghề công chứng nào để công chứng hợp đồng nêu trên.
Lập hợp đồng uỷ quyền nhưng không có mặt đủ các bên có được không?
Hiện tại, anh tôi có căn nhà TPHCM muốn bán, nhưng đang công tác Hà Nội. Tôi liên hệ công chứng TPHCM họ yêu cầu cả 02 bên đến mới chấp nhận. Vậy có hợp lý không ạ?
Trả lời:
Căn cứ Khoản 2 Điều 55 Luật Công chứng 2014 quy định: “Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền”.
Như vậy, bên công chứng trả lời bạn rằng để lập hợp đồng uỷ quyền có công chứng cần có mặt của cả 2 bên thì mới thực hiện là không phù hợp.
Theo thông tin bạn cung cấp thì chúng tôi tư vấn như sau: anh bạn lập một hợp đồng ủy quyền và đi công chứng tại Hà Nộ. Sau đó, kêu anh bạn gửi hợp đồng đã công chứng ở Hà Nội về TP.HCM. Bạn lấy hợp đồng này đi công chứng tiếp tại TPHCM.
Công chứng viên có phải chịu trách nhiệm tính hợp pháp của hợp đồng công chứng?
Công chứng viên có chịu trách nhiệm tính hợp pháp của hợp đồng công chứng không hay chỉ xác nhận có giao dịch, hợp đồng được xác lập trên thực tế, tổ chức cá nhân giao kết hợp đồng, giao dịch. Mong sớm nhận phản hồi.
Trả lời:
Tại Khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014, có quy định:
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Căm cứ quy định đã trích dẫn ở trên thì công chứng viên khi hành nghề không chỉ xác nhận có giao dịch, hợp đồng được xác lập trên thực tế, giữa các tổ chức cá nhân giao kết hợp đồng, giao dịch. Mà còn phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hợp đồng giao dịch đã công chứng đó.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Các mức tăng lương hưu từ nay đến ngày 01/7/2025?
- Tăng lương hưu cán bộ công chức viên chức thêm được bao nhiêu tiền? Đã chốt tăng lương hưu 2025 của CBCC viên chức chưa?
- Đối tượng nào được khai thác thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản?
- Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh 2024 cập nhật mới nhất? Cá độ bóng đá giải Ngoại hạng anh bị phạt bao nhiêu năm tù?