Con được chọn theo ba hoặc mẹ nuôi dưỡng năm bao nhiêu tuổi? Dùng tài sản riêng của con để trả nợ có được không?
Con được chọn theo ba hoặc mẹ nuôi dưỡng năm bao nhiêu tuổi?
Tôi muốn hỏi về vấn đề lựa chọn người nuôi dưỡng: Tôi và chồng kết hôn được 10 năm, đến tháng 3/2021 thì tình cảm vợ chồng không còn hàn gắn được. Nay tôi và chồng quyết định ly hôn. Tuy nhiên, tôi và chồng có 1 con chung năm nay 8 tuổi. Tôi muốn hỏi là con tôi có thể tự lựa chọn người nuôi dưỡng chưa? Nếu chưa thì nhiêu tuổi con mới có quyền chọn người nuôi dưỡng?
Trả lời:
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con;
Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con;
Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Như vậy, theo quy định trên thì con từ đủ 07 tuổi sẽ được xem xét nguyện vọng chọn người nuôi dưỡng của con. Đối chiếu với trường hợp chị hỏi thì con chị nay đã 08 tuổi nên đã được phép đề xuất nguyện vọng chọn người nuôi dưỡng cho mình. Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của cháu và những yếu tố khác để quyết định người sẽ được quyền nuôi dưỡng cháu.
Dùng tài sản riêng của con để trả nợ có được không?
Con gái tôi trước khi mất có di chúc để lại cho con trai 10 tuổi 5 cây vàng, số vàng này do bố của cháu quản lý. Do nay bố cháu làm ăn thua lỗ nên đã dùng 5 cây vàng này để trả nợ thì có được hay không?
Trả lời:
Căn cứ Điều 77 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự như sau:
- Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
- Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.
- Trong trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì việc định đoạt tài sản riêng của con do người giám hộ thực hiện.
Như vậy, theo quy định như trên do cháu của bạn chỉ mới 10 tuổi cho nên cháu chưa có quyền định đoạt tài sản này, quyền định đoạt năm cây vàng này thuộc về bố cháu. Tuy nhiên bố cháu chỉ được sử dụng vào mục đích vì lợi ích của cháu và phải xem xét tới nguyện vọng của cháu.
Trong trường hợp việc trả nợ của bố cháu vì lợi ích của cháu và cháu cũng có nguyện vọng giúp bố trả nợ thì bố cháu có quyền sử dụng số vàng này để trả nợ.
Cha mẹ đã ly hôn có phải bồi thường khi con chưa thành niên gây thiệt hại?
Cha mẹ ly hôn rồi có phải cùng bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra? Tôi tên Huệ năm nay 36 tuổi tối có 1 con gái tên Linh năm nay 14 tuổi và chồng cũ tên Long ly hôn được 5 tháng. Đầu tuần rồi con tôi đã mượn bạn máy tính về nhà để học online. Tuy nhiên vì không sai nên con tôi làm hư laptop của bạn. Lúc ly hôn tôi không có đòi chồng cấp dưỡng.
Trả lời:
Căn cứ theo Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau:
- Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
- Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
Theo quy định tại Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
- Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
Theo đó, Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
...
Ngoài ra, tại Điều 74 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định của Bộ luật dân sự.
Như vậy theo quy định hiện hành đối chiếu với trường hợp của bạn thì bạn thì bạn hoàn toàn có thể yêu cầu được cùng chồng cũ của bạn bồi thường thiệt hại do con gây ra.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?