Việc xây dựng tài liệu cho cuộc bồi dưỡng, tập huấn Đề án tại Bộ, cơ quan Trung ương từ nguồn chi NSNN quy định mới thế nào?

Nội dung chi từ NSNN để thực hiện việc xây dựng tài liệu cho các cuộc bồi dưỡng, tập huấn quy định thế nào? Nội dung thực hiện việc chi từ NSSN để thực hiện công tác tuyên truyền Đề án tại các Bộ, cơ quan Trung ương?

Nội dung chi từ NSNN để thực hiện việc xây dựng tài liệu cho các cuộc bồi dưỡng, tập huấn quy định thế nào?

Căn cứ Khoản 3 Điều 4 Thông tư 17/2022/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 25/4/2022) quy định về nội dung và mức chi từ ngân sách nhà nước để thực hiện việc xây dựng tài liệu cho các cuộc bồi dưỡng, tập huấn như sau:

3. Xây dựng tài liệu cho các cuộc bồi dưỡng, tập huấn; tài liệu truyền thông để hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ, giáo viên và cán bộ chủ chốt của các hội về công tác xóa mù chữ, công tác quản lý, điều hành và tổ chức hoạt động tại các trung tâm học tập cộng đồng và công tác kiểm tra, đánh giá, công nhận/xếp loại “Công dân học tập”, “Gia đình học tập”, “Đơn vị học tập”, “Cộng đồng học tập cấp thôn/bản/ấp/tổ dân phố hoặc cấp xã/phường/thị trấn”, “Huyện học tập” và “Tỉnh học tập” (sau đây gọi là các mô hình học tập): Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 76/2018/TT-BTC ngày 17 tháng 8 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung, mức chi xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.

Nội dung thực hiện việc chi từ NSSN để thực hiện công tác tuyên truyền Đề án tại các Bộ, cơ quan Trung ương

Bên cạnh đó, tại Khoản 4 Điều 4 Thông tư này cũng quy định về nội dung thực hiện việc chi từ NSSN để thực hiện công tác tuyên truyền, gồm:

a) Phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành: Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở (sau đây gọi là Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP);

b) Sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình, phát hành ấn phẩm, sản phẩm truyền thông và tài liệu phục vụ cho hoạt động tuyên truyền: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ quyết định lựa chọn nội dung, hình thức ấn phẩm, sản phẩm truyền thông trên cơ sở dự toán được giao và thực hiện theo hình thức đấu thầu hoặc đặt hàng theo quy định của pháp luật hiện hành;

c) Tổ chức các hoạt động tư vấn, truyền thông, diễn đàn về các mô hình học tập, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC .

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

256 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào