Sửa chữa cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế nhóm DTTS rất ít người và nhóm DTTS khó nhăn như thế nào?
Sửa chữa cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế nhóm DTTS rất ít người và nhóm DTTS khó nhăn?
Căn cứ Điều 42 Thông tư 15/2022/TT-BTC (Có hiệu lực từ 01/05/2022) quy định về sửa chữa cơ sở hạ tầng; hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế như sau:
1. Chi sửa chữa các công trình cơ sở hạ tầng theo phạm vi, nội dung quy định tại Tiểu Dự án 1, Dự án 9 Chương trình ban hành kèm theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg: thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 16 Thông tư này.
2. Hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế
a) Đối với các hộ dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù
- Hỗ trợ giống, chuồng trại, một số vật tư đầu vào để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, vắc xin tiêm phòng các dịch bệnh nguy hiểm cho gia súc, gia cầm: Tối đa 20 triệu đồng/hộ cho cả giai đoạn 2021-2025;
- Hỗ trợ nâng cao kiến thức, trình độ năng lực sản xuất, tổ chức lớp tập huấn cho các hộ gia đình về kiến thức sản xuất tại thôn, bản và tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm cho cộng đồng. Nội dung và mức chi theo quy định tại khoản 1 và khoản 8 Điều 4 Thông tư này;
- Hỗ trợ xây dựng mô hình, tổ hợp tác liên kết theo chuỗi sản xuất tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động phát triển sản xuất khác do cộng đồng đề xuất phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Tối đa 500 triệu đồng/mô hình/tổ hợp tác; trong đó chi xây dựng và quản lý mô hình thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư này;
b) Đối với các hộ dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn
Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 9 Mục III Chương trình ban hành kèm theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg.
Quy định về hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, thông tin - truyền thông nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào?
Căn cứ Điều 43 Thông tư 15/2022/TT-BTC (Có hiệu lực từ 01/05/2022) quy định về hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, thông tin - truyền thông nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào như sau:
1. Tổ chức lớp học tiếng dân tộc theo hình thức truyền khẩu, lớp học truyền dạy văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc tại thôn, bản. Nội dung và mức chi theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
2. Khôi phục và bảo tồn nhạc cụ, trang phục, nghề truyền thống tiêu biểu: tối đa 300 triệu đồng/nghề/dân tộc/cả giai đoạn 2021-2025.
3. Phục dựng bảo tồn lễ hội truyền thống tiêu biểu; sưu tầm các loại hình văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù: tối đa 300 triệu đồng/lễ hội/dân tộc/cả giai đoạn 2021-2025.
4. Cấp trang thiết bị cho nhà sinh hoạt cộng đồng phù hợp với văn hóa truyền thống của từng dân tộc: tối đa 30 triệu đồng/thôn/năm.
5. Thành lập và duy trì hoạt động đội văn nghệ thôn, bản: tối đa 20 triệu đồng/đội/thôn, bản.
6. Thông tin - truyền thông nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào
Nội dung và mức chi theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?