Quy định trình tự thực hiện cấp văn bản chấp thuận cho tàu cá khai thác thủy sản ở ngoài vùng biển Việt Nam

Quy định về trình tự thực hiện cấp văn bản chấp thuận cho tàu cá khai thác thủy sản ở ngoài vùng biển Việt Nam? Hồ sơ cấp văn bản chấp thuận cho tàu cá khai thác thủy sản ở ngoài vùng biển Việt Nam? Cấp, gia hạn, cấp lại Giấy phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam?

Quy định về trình tự thực hiện cấp văn bản chấp thuận cho tàu cá khai thác thủy sản ở ngoài vùng biển Việt Nam

Xin chào ban biên tập, anh chị cho tôi hỏi trình tự thực hiện cấp văn bản chấp thuận cho tàu cá khai thác thủy sản ở ngoài vùng biển Việt Nam được quy định như thế nào? Xin giải đáp giúp tôi.

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều 47 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì trình tự thực hiện cấp văn bản chấp thuận cho tàu cá khai thác thủy sản ở ngoài vùng biển Việt Nam như sau:

- Trình tự thực hiện:

Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp văn bản chấp thuận cho tàu cá khai thác thủy sản ở vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, nếu không cấp văn bản chấp thuận hoặc không cấp phép, Tổng cục Thủy sản phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do; nếu hồ sơ đạt theo yêu cầu Tổng cục Thủy sản xem xét và cấp:

+ Văn bản chấp thuận theo Mẫu số 07.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này hoặc giấy phép theo Mẫu số 08.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;

+ Danh sách thuyền viên và người làm việc trên tàu cá theo Mẫu số 09.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

- Sau khi cấp văn bản chấp thuận hoặc giấy phép, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cấp, Tổng cục Thủy sản phải thông báo theo Mẫu số 10.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tàu đi khai thác thủy sản ở vùng biển Việt Nam và các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao biết để phối hợp theo dõi và quản lý.

- Tổ chức, cá nhân khi nhận văn bản chấp thuận hoặc giấy phép và các giấy tờ có liên quan phải nộp cho Tổng cục Thủy sản bản chính Giấy phép khai thác thủy sản hoạt động trong vùng biển Việt Nam đã được cấp.

- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhận lại Giấy phép khai thác thủy sản, gửi đề nghị đến Tổng cục Thủy sản. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, Tổng cục Thủy sản trả lại Giấy phép khai thác thủy sản mà tổ chức, cá nhân đã nộp.

Trên đây là quy định về trình tự thực hiện cấp văn bản chấp thuận cho tàu cá khai thác thủy sản ở ngoài vùng biển Việt Nam.

Hồ sơ cấp văn bản chấp thuận cho tàu cá khai thác thủy sản ở ngoài vùng biển Việt Nam

Xin chào ban biên tập, tôi đang tìm hiểu các quy định về hướng dẫn thi hành luật thủy sản. Anh chị cho tôi hỏi hồ sơ cấp văn bản chấp thuận cho tàu cá khai thác thủy sản ở ngoài vùng biển Việt Nam được quy định như thế nào? Xin giải đáp giúp tôi.

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 47 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì hồ sơ cấp văn bản chấp thuận cho tàu cá bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp văn bản chấp thuận theo Mẫu số 05.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này hoặc giấy đăng ký cấp phép theo Mẫu số 06.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;

- Bản sao chứng thực và bản dịch ra tiếng Việt hợp đồng hợp tác khai thác thủy sản ở vùng biển của quốc gia hoặc lãnh thổ khác được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia và lãnh thổ khác phê duyệt đối với trường hợp cấp văn bản chấp thuận;

- Bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;

- Bản chụp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá;

- Danh sách, ảnh và số hộ chiếu của thuyền viên, người làm việc trên tàu cá;

- Bản chụp bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng;

- Giấy chứng nhận đã qua lớp bồi dưỡng quản lý nghề cá tại vùng biển quốc tế đối với trường hợp cấp giấy phép đi khai thác chịu sự quản lý của Tổ chức quản lý nghề cá khu vực.

Trên đây là quy định về hồ sơ cấp văn bản chấp thuận cho tàu cá khai thác thủy sản ở ngoài vùng biển Việt Nam.

Cấp, gia hạn, cấp lại Giấy phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam

Xin chào ban biên tập, anh chị cho tôi hỏi việc cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam được quy định như thế nào? Xin giải đáp giúp tôi.

Trả lời: Theo quy định tại Điều 48 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam như sau:

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:

- Đơn đề nghị theo Mẫu số 11.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;

- Bản sao chứng thực các giấy tờ, văn bản quy định tại Điều 55 Luật Thủy sản;

- Danh sách thuyền viên, người làm việc trên tàu cá theo Mẫu số 12.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp lại theo Mẫu số 13.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;

- Giấy phép đã được cấp (đối với trường hợp Giấy phép bị rách, nát);

- Báo cáo về việc thay đổi tàu cá hoặc thay đổi nghề (nếu có).

3. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép gồm:

- Đơn đề nghị theo Mẫu số 14.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;

- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá;

- Báo cáo tình hình hoạt động của tàu cá trong thời gian được cấp Giấy phép;

- Nhật ký khai thác thủy sản (đối với tàu hoạt động đánh bắt nguồn lợi thủy sản).

4. Trình tự thực hiện như sau:

- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp, cấp lại, gia hạn giấy phép hoạt động trong vùng biển Việt Nam gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản;

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc (đối với cấp mới), 07 ngày làm việc (đối với cấp lại) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản cấp, cấp lại Giấy phép hoạt động thủy sản của tàu nước ngoài trong vùng biển Việt Nam theo Mẫu số 15.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;

- Trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản cấp gia hạn giấy phép hoạt động thủy sản của tàu nước ngoài trong vùng biển Việt Nam theo Mẫu số 16.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;

- Trường hợp không cấp, cấp lại, gia hạn Giấy phép phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

5. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép như sau:

- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác thủy sản là cơ quan thực hiện việc thu hồi giấy phép;

- Khi phát hiện vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 56 Luật Thủy sản, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi Giấy phép hoạt động thủy sản và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.

Trên đây là quy định về cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

454 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào