Tàu cá hoạt động khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam phải đáp ứng điều kiện nào?
Tàu cá hoạt động khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam đáp ứng điều kiện nào?
Tôi đang tìm hiểu các quy định về hướng dẫn thi hành Luật thủy sản. Anh chị cho tôi hỏi việc điều kiện tàu cá hoạt động khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam được quy định như thế nào? Xin giải đáp giúp tôi.
Trả lời: Theo quy định tại Điều 46 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì điều kiện tàu cá hoạt động khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam như sau:
Tàu cá hoạt động khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên, không vi phạm khai thác bất hợp pháp.
2. Có mã số của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO).
3. Có quan sát viên theo quy định của Tổ chức quản lý nghề cá khu vực hoặc quốc gia ven biển.
4. Thuyền viên và người làm việc trên tàu cá phải có giấy chứng nhận đã qua lớp bồi dưỡng quản lý nghề cá tại vùng biển quốc tế đối với trường hợp cấp giấy phép đi khai thác tại vùng biển do Tổ chức quản lý nghề cá khu vực quản lý.
5. Tàu cá phải trang bị, lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc, hàng hải trên tàu cá bao gồm: Máy thu phát vô tuyến điện thoại sóng cực ngắn (VHF) có bộ phận gọi, chọn số và thu trực canh (DCS) trên kênh 70 hoặc 16; máy thu phát vô tuyến điện (MF/HF); máy thu tự động thông báo hàng hải và thời tiết (NAVTEX), phao chỉ báo vị trí khẩn cấp (EPIRB), thiết bị định vị vệ tinh (GPS).
6. Tàu cá phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tự động truyền qua hệ thống thông tin vệ tinh.
Trên đây là quy định về điều kiện tàu cá hoạt động khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam.
Cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép khai thác thủy sản
Xin chào ban biên tập, tôi đang tìm hiểu các quy định về hướng dẫn thi hành Luật thủy sản. Anh chị cho tôi hỏi việc cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép khai thác thủy sản được quy định như thế nào? Xin giải đáp giúp tôi.
Trả lời: Theo quy định tại Điều 45 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì việc Cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép khai thác thủy sản như sau:
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác thủy sản bao gồm:
- Đơn đề nghị theo Mẫu số 02.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
- Bản chụp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá và giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với loại tàu cá theo quy định phải đăng kiểm;
- Bản chụp văn bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá đối với loại tàu cá theo quy định phải có văn bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép khai thác thủy sản:
- Đơn đề nghị cấp lại theo Mẫu số 03.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
- Bản chính giấy phép khai thác thủy sản đã được cấp, trong trường hợp thay đổi thông tin trong giấy phép.
3. Trình tự cấp, cấp lại giấy phép khai thác thủy sản:
- Tổ chức, cá nhân có yêu cầu gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;
- Trong thời hạn 06 ngày làm việc (đối với cấp mới), 03 ngày làm việc (đối với cấp lại) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan thẩm quyền thực hiện cấp, cấp lại Giấy phép khai thác thủy sản theo Mẫu số 04.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
- Trong trường hợp không cấp, cấp lại cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Thời hạn của Giấy phép khai thác thủy sản: Bằng thời hạn còn lại của hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản đã được công bố.
5. Thu hồi giấy phép khai thác thủy sản:
- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác thủy sản là cơ quan thực hiện việc thu hồi giấy phép;
- Khi phát hiện vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Thủy sản, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
Trên đây là quy định về Cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép khai thác thủy sản.
Phân loại cơ sở đăng kiểm tàu cá và quy định về đăng kiểm tàu công vụ thủy sản
Chào ban biên tập, tôi đang tìm hiểu các quy định về tàu cá đánh bắt thủy sản. Anh chị cho tôi hỏi việc Phân loại cơ sở đăng kiểm tàu cá và quy định về đăng kiểm tàu công vụ thủy sản được quy định như thế nào? Xin giải đáp giúp tôi.
Trả lời: Theo quy định tại Điều 55 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì việc Phân loại cơ sở đăng kiểm tàu cá và quy định về đăng kiểm tàu công vụ thủy sản như sau:
1. Cơ sở đăng kiểm tàu cá được phân loại như sau:
- Loại I: Đăng kiểm tất cả các loại tàu cá;
- Loại II: Đăng kiểm tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 mét;
- Loại III: Đăng kiểm tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 15 mét.
2. Quy định về đăng kiểm tàu công vụ thủy sản:
- Tổ chức quản lý tàu công vụ thủy sản được lựa chọn cơ sở đăng kiểm tàu cá hoặc các tổ chức đăng kiểm khác để thực hiện đăng kiểm tàu công vụ thủy sản;
- Việc giám sát an toàn kỹ thuật, môi trường, chất lượng tàu công vụ thủy sản thực hiện theo quy định về đăng kiểm của tổ chức đăng kiểm đã lựa chọn.
Trên đây là quy định về phân loại cơ sở đăng kiểm cá và quy định về đăng kiểm tàu công vụ thủy sản.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?